Hotline 24/7
08983-08983

Sọ của bé sơ sinh khác sọ người lớn ở những điểm nào?

Câu hỏi

Xin bác sĩ cho biết, Sọ của bé sơ sinh khác với sọ của người lớn ở những điểm nào ạ?

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Sau khi sinh, xương sọ của trẻ sơ sinh chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Những điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi trẻ lớn dần lên. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, đầu trẻ non mềm, có chỗ phập phồng nhẹ được gọi là thóp.

Thóp trẻ sơ sinh là điểm mềm trên đầu của trẻ. Có hai loại thóp: một ở phía trước đầu gọi là thóp trước và và một ở sau đầu gọi là thóp sau. Tuy chỉ chiếm một diện tích nhỏ nhưng lại là bộ phận quan trọng phản ánh tình trạng sức khoẻ của trẻ.

Sọ của bé sơ sinh khác với sọ của người lớn là xương sọ trẻ nối liền nhau bằng những thóp.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Thóp trẻ sơ sinh được phân làm hai phần là thóp trước và thóp sau. Phần thóp trước của trẻ có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Phần thóp sau có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

Thóp trẻ sơ sinh có cấu trúc màng sợi để gắn kết xương đầu lại với nhau và cũng là đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ. Nhờ những lớp màng sợi này mà đầu bé có thể thay đổi kích thước và hình dạng phù hợp với đường âm đạo của mẹ để ra đời thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, khi trẻ lọt lòng, thóp cũng đóng vai trò như một lớp đệm bảo vệ não trẻ khỏi những chấn động từ bên ngoài nếu bị ngã.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X