-
Rung giật giãn cầu bẩm sinh là gì, chữa trị thế nào?
Câu hỏi
Thưa BS, con nhà em năm nay được 2 tuổi rưỡi ạ. Mắt cháu bị chói với ánh sáng mặt trời khi đi ra ngoài đường thì cứ nháy mắt liên tục. Em đưa cháu đi khám thì BS bảo cháu bị rung giật nhãn cầu bẩm sinh. Mong BS tư vấn ạ. (Đặng Thị Liên - danglien…@gmail.com)
Trả lời
Chào em Liên,
Bệnh rung giật nhãn cầu là bệnh khá thường gặp ở trẻ em. Rung giật nhãn cầu có thể định nghĩa là tình trạng chuyển động lắc nhanh, không theo chủ ý của nhãn cầu, làm mắt không thể nhìn cố định vào một vật phía trước. Tình trạng rung giật nhãn cầu có thể khiến mắt co giật theo hướng ngang, hướng dọc lên xuống hoặc xoay tròn.
Nguyên nhân dẫn đến rung giật nhãn cầu rất đa dạng, như di truyền, bạch tạng, mắc bệnh lý tại mắt, bệnh lý nội khoa…
Rung giật nhãn cầu là rối loạn chuyển động của nhãn cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các nguyên nhân tại mắt và từ hệ thống thần kinh.
Một số nguyên nhân gây rung giật nhãn cầu bao gồm: Các bất thường gây mất tương ứng hình ảnh võng mạc, các bất thường của hệ thống mắt - tiền đình, các bất thường thần kinh phối vận giữa hai mắt dẫn tới biểu hiện này.
Có loại điều trị được nhưng cũng có loại không điều trị được vì vị trí tổn thương rất khó thể can thiệp và cơ chế bệnh của rung giật rất phức tạp.
Việc điều trị bệnh rung giật nhãn cầu trước hết cần điều trị các bệnh là nguyên nhân của rung giật. Ví dụ rung giật do tật khúc xạ thì phải đeo kính (có thể điều trị được hoàn toàn hoặc một phần); rung giật trong bệnh bạch tạng và các tổn thương tiền đình - mắt bẩm sinh thì không điều trị được.
Có điều, không phải trường hợp nào sau điều trị cũng mang đến kết quả khả quan. Rung giật nhãn cầu bẩm sinh là do thị lực mắt từ nhỏ đã rất thấp. Chính thị lực thấp làm cho mắt không định thị được. Do đó thần kinh điều khiển vận động nhãn cầu không truyền tín hiệu đúng đến cơ vận nhãn một cách liên tục. Hệ quả cuối cùng là cơ vận nhãn bị chi phối liên tục nhưng không cố định và rung giật.
Bản thân trẻ bị rung giật nhãn cầu sẽ không cảm nhận được điều gì, chỉ biết mắt mình nhìn mờ, không thấy được những vật phía trước khi mẹ chỉ. Tất cả “quy trình” này đều vô cùng phức tạp, dẫn đến việc can thiệp điều trị trở nên rất khó khăn.
Xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ định hướng được có điều trị được không và điều trị thế nào.
Ăn gì giúp giảm rung giật nhãn cầu?
Hai “món” bạn cần lưu ý là vitamin B1 và vitamin B3. Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 sẽ gây ra viêm dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh thị giác, gây sung huyết dây thần kinh thị giác, xuất huyết thị võng mạc, làm giảm thị lực nhanh chóng…
Thiếu vitamin B3 (Niaxin) sẽ gây ra rung giật nhãn cầu làm yếu thị giác… Thức ăn chứa nhiều vitamin B1 và B3 là các loại đậu, thịt nạc, lạc, gạo lứt, các loại rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô…
Thân mến!
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình