Hotline 24/7
08983-08983

Nuốt nghẹn, khó thở và mệt mỏi, dấu hiệu bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Khoảng 1 tuần nay cháu nuốt nước bọt cảm giác vướng vướng, nghèn nghẹn như bị mắc viên thuốc hay vật gì đó, nhưng khi ăn cơm thì không bị như vậy. Hơn nữa còn cảm thấy tức, thắt ngực rất khó chịu giống như mình nằm ngửa và bị ai đó ngồi lên ngực, thở khó và mệt. Cháu không biết bị bệnh gì nữa. Cháu định đi đo điện tim, siêu âm ngực, cổ hoặc nội soi. Cháu sợ mình bị bệnh tim. Mong bác sĩ tư vấn. Cháu cảm ơn nhiều. Chúc bác sĩ sức khỏe và hạnh phúc! Hiện tại cháu bị đau lưng liên quan đến địa đệm, và hay suy nghĩ, thức khuya do mất ngủ nên rất căng thẳng.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Nuốt nghẹn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nuốt nghẹn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Nuốt nghẹn là một rối loạn vận động thực quản, nguyên nhân có thể do tình trạng co thắt tâm vị, trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản, ung thư thực quản, bướu chèn ép thực quản, sẹo hẹp…

Ở những người thường xuyên căng thẳng, thiếu ngủ hay buồn bực, co thắt tâm vị có thể xuất hiện lúc có lúc không, thường đi kèm với các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, trớ, nóng rát sau xương ức,… Bệnh có thể cải thiện khi thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học hơn, ăn chậm nhai kĩ, giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chua cay, tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Tuy nhiên, nếu tình trạng nuốt nghẹn diễn ra thường xuyên, liên tục tăng dần, khó nuốt đồ ăn thức uống kèm buồn nôn, ho, nghẹt thở, đau khi nuốt, khàn tiếng, sụt cân… thì bạn nên khám chuyên khoa Tiêu hoá để được nội soi tầm soát các nguyên nhân nguy hiểm hơn bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ở thực quản nhờ sự co bóp nhịp nhàng của cơ thực quản mà thức ăn được đẩy xuống dạ dày. Bình thường quá trình này diễn ra một cách suôn sẻ, nhưng vì một lý do nào đấy mà thức ăn bị dừng lại tạm thời hoặc tắc lại trên đường vận chuyển thì xảy ra hiện tượng nuốt nghẹn. Nuốt nghẹn không phải là bệnh mà là triệu chứng biểu hiện của các bệnh lý khác nhau.

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây nuốt nghẹn: Ðể phòng nuốt nghẹn cần thay đổi cách ăn uống, ăn chậm nhai kỹ, nuốt từ từ. Những loại thức ăn có tính chất dai, nhầy, trơn cần cắt nhỏ trước khi ăn. Khi ngồi vào bàn ăn tinh thần cần được thoải mái, tránh bức xúc tức giận.

Nghẹn do rối loạn chức năng co bóp của thực quản: do ăn uống vội vàng, nhai không kỹ, nuốt miếng thức ăn to; do tính chất thức ăn, đặc  biệt các loại thức ăn đặc, nhầy, dai và dính dễ dẫn đến rối loạn chức năng nuốt. Phản xạ co bóp nhịp nhàng của thực quản bị rối loạn làm cho thức ăn, nước uống tạm thời dừng chuyển động gây nên nghẹn. Đầu óc căng thẳng, tức giận, uất ức trong khi ăn cũng dễ dẫn đến rối loạn co bóp thực quản gây nghẹn

Nghẹn do bệnh lý: Các bệnh lý tại thực quản: sẹo hẹp thực quản thường là di chứng để lại khi bị bỏng thực quản. Bỏng có thể do nhiệt nhưng rất hay gặp do uống nhầm phải hóa chất  như axit, kiềm. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đôi khi gặp ở người lớn do bất cẩn trong sinh hoạt, lao động.

Các khối u thực quản: Thường là ung thư thực quản, cũng có thể là  khối u lành tính. Ung thư thực quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây nuốt nghẹn hay gặp ở người lớn. Viêm thực quản, túi thừa thực quản, dị vật thực quản, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản cũng gây nên nuốt vướng, nuốt nghẹn.

Các bệnh lý bên ngoài thực quản:  Bệnh Basedow, bướu giáp đơn thuần với kích thước lớn gây chèn ép thực quản cổ; Các khối u, hạch di căn vùng trung thất; Các khối u phế quản, phổi; Suy tim, dầy thất, tim to, phình mạch đều là những nguyên nhân gây chèn ép thực quản dẫn đến nuốt nghẹn.

Những trường hợp nghẹn do phản xạ gây rối loạn chức năng co bóp thực quản chỉ cần uống một ngụm nước, vươn cổ, vươn vai hoặc vuốt dọc theo đường đi của thực quản là có thể hết nghẹn. Để phòng nuốt nghẹn cần  thay đổi cách ăn uống, ăn chậm nhai kỹ, nuốt từ từ.

Những loại thức ăn có tính chất dai, nhầy, trơn cần cắt nhỏ trước khi ăn. Khi ngồi vào bàn ăn tinh thần cần được thoải mái, tránh bức xúc tức giận. Trong trường hợp nuốt nghẹn lặp đi lặp lại nhiều lần, nuốt nghẹn tăng dần, thì cần phải đến bác sỹ để được thăm khám cẩn thận, phát hiện và có hướng xử lý kịp thời. Nếu nghi ngờ tổn thương tại thực quản bác sỹ tiến hành soi thực quản, bấm sinh thiết tổ chức u sùi làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán xác định.

Nếu nghi ngờ tổn thương ngoài thực quản thì tiến hành chụp phim XQ, chụp CT scan, MRI hoặc soi khí phế quản và các xét nghiệm cần thiết khác. Hướng điều trị sẽ được bác sỹ quyết định sau khi thăm khám cho bệnh nhân.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X