Hotline 24/7
08983-08983

Khó nuốt, hay nghẹn, liệu có phải do ảnh hưởng của nang tuyến giáp?

Câu hỏi

Chào BS, Tôi đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp, BS nói tôi có nhiều nang tuyến giáp, kích thước lớn nhất là 4mm, và bị vôi hóa thành nang. Hơn nữa tôi bị khó nuốt và hay nghẹn, liệu có phải do ảnh hưởng của bệnh? Có cách nào trị liệu tốt nhất không?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Triệu chứng khó nuốt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng khó nuốt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Nang giáp kích thước 4mm thường không phải là nguyên nhân gây nuốt khó và nghẹn; tuy nhiên, sự hiện diện của nang giáp cần phải loại trừ bệnh lý ác tính, nên bạn cần theo dõi và tái khám thường xuyên chuyên khoa Nội tiết hoặc Ung bướu để được tư vấn hướng xử trí kịp thời.

Đối với tình trạng khó nuốt, nuốt nghẹn, nguyên nhân có thể nằm ở vùng hầu họng, thực quản, kể cả do nguyên nhân tâm lý. Tốt nhất, bạn nên khám chuyên khoa Tiêu hoá để BS đánh giá, khi cần sẽ chỉ định nội soi kiểm tra xem có bất thường nào khác hay không.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



U nang tuyến giáp được chia làm 2 loại chủ yếu là u đơn nhân và đa nhân. Đa nhân là trường hợp u có nhiều nhân lớn và nhân nhỏ rất khó thấy và phải nhờ đến siêu âm mới phát hiện được. Sự phát triển của các khối u này thường là do di chứng của viêm giáp hoặc phẫu thuật. Thành phần của u thường là chứa dịch hoặc đặc, trong đó 75 - 85% là đặc.

Mặc dù đa phần u nang tuyến giáp là lành tính nhưng bệnh cũng có thể đem lại rất nhiều phiền toái. Đầu tiên là về mặt thẩm mỹ, nếu u to ra sẽ khiến cổ bị phù, đồng thời có khả năng chèn ép lên các cơ khác tương tự như bướu giáp, gây khó khăn trong hô hấp và nói chuyện. Lâu ngày u có thể biến chứng gây viêm giáp và rối loạn chức năng tuyến giáp.

Đối với thể ác tính, bệnh có thể gây tử vong nếu không điều trị sớm.

Chính vì thế khi thấy những biểu hiện của bệnh u nang tuyến giáp, người bệnh cần điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Với mỗi loại u, tùy thuộc vào kích thước, tính chất, thành phần của u mà có phương pháp điều trị thích hợp.

- Với u lành: có thể tiến hành điều trị hoặc bỏ không. Vì nếu u nhỏ và không ảnh hưởng thì không cần điều trị, chỉ cần khám thường xuyên và xét nghiệm đầy đủ. Nếu u lớn thì có thể sẽ phải điều trị thuốc hoặc phẫu thuật. Trong đó thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thuốc trong 6 tháng trước, nếu u nhỏ đi thì có thể theo dõi tiếp, còn nếu lớn thêm thì có thể sẽ phải mổ sớm. Tuy nhiên với các u nước cần chọc thoát dịch, chủ yếu các u nang nước thường tự tiêu biến sau khi chọc dịch.

 Với u ác hoặc đang bị nghi ngờ ác tính: Thông thường giải pháp cho u tuyến giáp ác tính là phẫu thuật. Nếu bệnh tiến triển nhanh, có thể sẽ phải xạ trị iốt phóng xạ hoặc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bệnh nhân. Vì vậy cần xem xét kĩ trước khi quyết định điều trị.

U nang tuyến giáp là bệnh lý khá nguy hiểm và có thể tiến triển thành ung thư, gây tử vong cho người bệnh. Do đó cần hết sức lưu ý khi mắc bệnh và tới ngay các bệnh viện, cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X