Hotline 24/7
08983-08983

Nóng sốt, nổi mụn đỏ khắp người, có phải tình trạng dị ứng?

Câu hỏi

Chào BS, Em có rửa tay vào xô nước có chứa nước xi măng lẫn nước sơn, được khoảng 30 phút em thấy tay phát ngứa nhưng em vẫn tiếp tục làm việc và rửa. Sau đó em đi rửa tay thì phát hiện 2 tay có các mụn đỏ li ti, nhiều cái còn có nước. Em có gãi để bôi thuốc nhưng mãi 2 ngày không thấy khỏi. Sang ngày thứ 3 em thấy người có triệu chứng nóng sốt, các nốt đỏ đó lan ra khắp người, ngứa ngáy rất khó chịu.Có phải em bị dị ứng sơn không ạ? Cách điều trị như thế nào ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Nổi nốt đỏ khắp người. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nổi nốt đỏ khắp người. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Dị ứng xi măng là một tình trạng viêm da có tham gia của yếu tố gây kích ứng là Crom hóa trị 6 có trong xi măng. Trên bề mặt da, thường là nơi tiếp xúc trực tiếp với xi măng có các tổn thương sau: Ngứa, khô da, da bong vảy, mụn nước, sẩn đỏ, nứt rạn da hoặc sừng hóa, lở loét bội nhiễm, mụn mủ…Vị trí viêm da tiếp xúc với xi măng thường  ở đầu các ngón tay, mu bàn tay là chủ yếu. Bệnh thuyên giảm khi ngưng tiếp xúc và dễ tái phát khi tiếp xúc với xi măng trở lại.

Trường hợp của bạn có sốt kèm với nổi mẩn đỏ toàn thân, BS cho rằng không đơn thuần là dị ứng xi măng. Bạn nên tới BV để khám và điều trị sớm, có thể là dấu hiệu của một bệnh lý sốt phát ban cấp tính bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Điều trị dị ứng xi măng

- Khi không tiếp xúc với xi măng, cơ thể sẽ tự chữa lành những biểu hiện dị ứng. Tuy vậy nếu vẫn cứ tiếp tục tiếp xúc trực tiếp với xi măng thường xuyên, tình trạng dị ứng vẫn sẽ kéo dài gây ra những cản trở khi sinh hoạt.

- Nếu vì điều kiện bắt buộc cần phải tiếp xúc với xi măng thường xuyên. Bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp điều trị thiết thực, với các loại thuốc bôi và thuốc uống để hạn chế tình trạng lở lét ở da.

- Bệnh nhân sẽ được tư vấn tiên K-cort, triamcinolon… để giảm ngứa dị ứng cà lở loét. Kết hợp với sử dụng thuốc ức chế sản sinh histamin, yếu tố chính gây ra các tình trạng dị ứng ở người, cũng như các loại thuốc bôi. Tuy vậy không nên tự sử dụng các loại thuốc điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, để phòng ngừa nguy cơ bệnh phát triển mạnh mẽ.

- Trong giai đoạn dị ứng xi măng, nên kiêng nước và nếu da có vết thương hở thì nên hạn chế tiếp xúc nước và xi măng ở vùng này.

- Quá trình làm việc nên sử dụng găng tay dày, ủng bảo hộ để ngăn ngừa nguy cơ tiếp xúc xi măng.

Dị ứng xi măng là tình trạng dị ứng gặp nhiều ở đối tượng bệnh nhân là các công nhân xây dựng. Ngay khi có những biểu hiện dị ứng, cần lưu ý và bảo hộ các phần dị ứng kĩ càng để hạn chế nguy cơ xi măng ăn mòn da nhanh chóng hơn. Không nên để tình trạng dị ứng chuyển nặng và kéo dài, bởi khả năng chữa lành sẽ rất tốn kém và cần nhiều sự kiên trì của bệnh nhân.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X