-
Những thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị cường giáp?
Câu hỏi
Xin chào BS, Tôi đi BV Nhân dân Gia Định và sau khi siêu âm, thử máu đã chẩn đoán bị cường giáp. Tôi đang được cho dùng thuốc theo đơn và hẹn tháng sau tái khám. Xin BS cho biết: - Ngoài muối iot, đồ biển và các chế phẩm sữa, tôi còn phải kiêng gì không ạ? - Tôi có thể dùng sữa đậu nành, rau củ cải, bắp cải được không ? - Người bạn ở Mỹ về tặng tôi thực phẩm chức năng sụn cá mập, tôi có uống được không, nếu được thì lượng sử dụng bao nhiêu? - Tôi đang dùng thuốc B.X có mầm đậu nành, có nên tiếp tục dùng không? Cảm ơn BS hồi âm, chúc sức khỏe và hạnh phúc. (Vũ Thanh Hoa - vuthanhhoa… @gmail.com)
Trả lời
Chào bạn,
Cường giáp là một bệnh nội tiết thường gặp. Bệnh do yếu tố phản ứng tự miễn của cơ thể, gây nên sự tăng tiết của tế bào tuyến giáp mà sinh bệnh.
Bệnh cường giáp làm bệnh nhân thường dễ nóng nảy, hồi hộp, ra nhiều mồ hôi, mau đói, người gầy, sút cân, ngón tay run giật, tuyến giáp to, mắt lồi… Do quá trình trao đổi chất của người bệnh tăng cao nên ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng nên có chế độ dinh dưỡng thích hợp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của cơ thể.
Người bệnh cường giáp không nên ăn:
- Bệnh cường giáp kiêng muối Iot và đồ biển là hoàn toàn chính xác.
- Kiêng ăn sữa và chế phẩm của sữa, kiêng uống nước ngọt có tính kích thích, kiêng uống cà phê, đường, thịt đỏ, trà và các chất kích thích có chứa nicôtin, hút thuốc.
- Nên kiêng ăn những thức ăn có hàm lượng iốt cao, kiêng ăn thức ăn nóng, khô cay như ớt, gừng sống, thịt dê…
Những thực phẩm của bệnh nhân cường giáp:
- Gạo lứt, lúa mạch, bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt
- Các loại quả mọng như quả mâm xôi, dâu tây,... chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, tăng cường hệ miễn dịch.
- Người mắc bệnh cường giáp có thể thường xuyên ăn những thức ăn có tác dụng ức chế tuyến giáp hợp thành như đậu phộng, đậu nành , hạt tía tô, dưa hấu, đậu ván, rau cần, kim châm mộc nhĩ, quả dâu, baba, vịt…
- Nên ăn nhiều thức ăn có chứa hàm lượng kali, chứa nhiều canxi và phốtpho.
- Rau họ cải: Bông cải xanh, xúp lơ, cải xoăn, bắp cải có chữa goitrogen có thể làm giảm việc sản xuất horomone của tuyến giáp.
- Còn riêng bắp cải, rau muống thì không kiêng, tuy nhiên khi dùng bạn nên nấu chín kỹ.
- Thực phẩm giàu vitamin D và Omega 3 như: cá hồi, nấm, quả óc chó, dầu oliu, dầu hạt lanh. Thực phẩm này giúp cung cấp lượng axit béo cho cơ thể, tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân cường giáp. Ngoài ra các thực phẩm giàu vitamin D ngăn ngừa loãng xương.
- Đạm từ thực vật như: đạm đậu nành và các loại đậu đã được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe. Protein từ các loại đậu an toàn và tốt cho người bị cường giáp.
- Thực phẩm chức năng sụn cá mập và B.X bạn nên tham khảo ý kiến BS đang điều trị bạn có cần bổ sung thêm không nhé.
Thân mến!
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình