- BV Tân Bình
Mỏi hàm, đau dưới tai, uống thuốc không bớt?
Câu hỏi
Cháu bị mỏi 2 bên hàm, không đau, ăn uống sinh hoạt bình thường nhưng khi để tĩnh thì cứ có cảm giác cương cương vùng 2 bên thái dương. Khi ăn mà tiết nước bọt cháu hay cảm giác đau vùng dưới 2 tai. Cháu bị khoảng 1 tháng rồi, đi khám và điều trị bác sĩ nói cháu bị viêm cơ xương hàm thái dương, cho cháu 7 ngày thuốc. Nay uống hết 7 ngày và vẫn chưa thuyên giảm. Mong BS có thể tư vấn cụ thể cho cháu được không ạ. (Bùi Tuấn Anh - tbbuituan…@gmail.com)
Trả lời
Chào bạn,
Theo như những gì bạn miêu tả thì tình trạng của bạn có thể là dấu hiệu của loạn năng khớp thái dương hàm. Đây là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như: sai khớp cắn do răng mọc chen chúc, mất răng lâu ngày không điều trị dẫn đến sự xô lệch răng, các miếng trám trên răng, hay răng giả phục hình không tốt gây cao khớp làm vận động hàm khó khăn, bệnh nhân có thói quen nghiến răng, nhai một bên, chấn thương khớp thái dương hàm, khiếm khuyết cấu trúc của khớp, stress, bệnh lý toàn thân (viêm đa khớp ,viêm khớp dạng thấp).
Biểu hiện của bệnh thường trên cơ và khớp. Trên cơ sẽ gây mỏi cơ,cảm giác căng tức, khó chịu, tăng đau sau khi ăn hay há miệng quá lớn, nặng hơn sẽ đau ở cơ thái dương, cơ dọc hai bên cổ và lan xuống vai. Ở khớp thường xuất hiện tiếng kêu lộp cộp khi há ngậm, đau khi vận động hàm, há miệng hạn chế không thể ăn nhai... Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu trứng, tìm và xác định nguyên nhân như:
- Tránh thói quen nghiến răng, cắn vật cứng, siết hai hàm khi suy nghĩ
- Kê toa thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ kèm nghỉ ngơi thư giãn, giảm stress, kết hợp xoa nắn khớp, chườm ấm, tập vận động hàm, ăn đồ mềm.
- Làm máng nhai, điều chỉnh khớp cắn, phục hình răng mất
- Phẫu thuật xương hàm trong trường hợp nặng...
Để biết chắc chắn và chính xác tình trạng cũng như cách điều trị như thế nào mới hiệu quả khi có những biểu hiện trên, tốt nhất bạn nên đến BV Răng Hàm Mặt để được tư vấn và khám cụ thể hơn nhé.
Chúc bạn mau hồi phục!
Phần tư vấn trên là
gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi
muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình