Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao chấm dứt tình trạng hôi miệng?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Con trai tôi năm nay 13 tuổi cháu bị bệnh hôi miệng (rất hôi), tôi đã cho cháu đi khám răng miệng xoang mũi đã loại trừ nguyên nhân này. Tôi cho cháu đi soi dạ dày BS kết luận dạ dày viêm nhẹ, tâm vị khít đã cho thuốc điêu trị viêm dạ dày đã uống hết thuốc nhưng vẫn không hết hôi miệng. Hiện nay tôi cho cháu uống mất ong pha nước ấm với chanh vào buổi sáng khi đói thì miệng đỡ hôi hơn nhưng nếu không uống thi lại bị hôi miệng. Xin BS cho tôi biết cháu bị bệnh gì nếu vẫn tiếp tục uống mật ong pha nước chanh có ảnh hưởng đến dạ dày cháu không. Xin cám ơn BS. (Nguyễn lan hương - Nhamaylinh...@gmail.com)

Trả lời

BS.CK1 Trần Thị Thu Cúc

BS.CK1 Trần Thị Thu Cúc

Bác sĩ điều trị khoa Tiêu hóa, BV Nhân dân Gia Định - Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Hôi miệng có nhiều nguyên nhân:

- Nguyên nhân từ khoang miệng: Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi. Nhiễm trùng ở nướu răng, răng sâu. Bựa vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, đưa đến hôi miệng.

1. Miệng khô: Nước miếng có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm các thay đổi về tính acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khi tính acid miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn. Hút thuốc lá cũng giảm nước bọt đưa tới mùi hôi từ miệng.

2. Ăn một số thực phẩm có dầu gây hôi hơi thở như tỏi, hành hoặc món ăn nhiều đạm, chất béo. 

3. Một số bệnh toàn thân: viêm xoang kinh niên, ung thư phổi, viêm cuống họng, vật lạ trong mũi, gan, thận, tiểu đường cũng tạo ra hơi thở hôi. Tiểu đường cho mùi chua trái cây vì nhiễm acetone và ketone. Suy thận cho mùi hôi như cá chết vì có hóa chất methylamine. Xơ gan có mùi hôi của trứng thối và tỏi.

4. Khi có rối loạn về sự co bóp dạ dày, thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo, ở lâu trong dạ dày, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ta ợ.

6. Một nguyên nhân tâm lý là nhiều người quá chú tâm, có ảo tưởng là cơ thể mình hư hao, phát tiết ra mùi khó chịu. 

7. Một trường hơp rất hiếm là Hội chứng hôi mùi cá ươn (Fish odor syndrome) toát ra từ miệng và da.

Đây là bệnh tự miễn của trẻ sơ sanh với rối loạn chuyển hóa chất Trimethylamine. Chất này tụ lại trong máu rồi thải ra ngoài qua mồ hôi, nước miếng, nước tiểu, máu. Bệnh không chữa được và ta phải giới hạn tiêu thụ thực phẩm có nhiều choline, tiền thân của trimethylamine, như đậu, trứng, bộ đồ lòng động vật.

8. Thiếu ăn cũng cho hôi miệng mùi ketone vì mất cân bằng chuyển hóa chất béo và chất đạm. 

Trường hợp của con bạn, trước tiên hãy loại trừ các nguyên nhân từ khoang miệng như:

- Cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng sau khi ăn cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng.

- Mua thêm dây chỉ nylon để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.

- Với giữ gìn vệ sinh răng miện chu đáo ta đã có thể giảm hôi miệng từ 30% - 90%. Nên khám Nha sĩ để phát hiện các bệnh lý răng miệng, cạo vôi răng mỗi 6 tháng.

- Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước.

- Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo cho hết để vi khuẩn khỏi tá túc, cẩn thận đừng để lưỡi bị thương tích.

- Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng. Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, pho mát có mùi mạnh; tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá, cigars, caphe.

- Nếu mang răng giả thì lấy ra ban đêm, rửa sạch sẽ và ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm.

- Bạn nên cho cháu tiếp tục điều trị dứt diểm bệnh dạ dày. Vì trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.

Thân mến,

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

* Lưu ý:

Để chẩn đoán đúng bệnh, việc được khám trực tiếp, nhìn thể trạng bệnh nhân là rất quan trọng, do đó, phần tư vấn trên chỉ là gợi ý, định hướng bệnh, bạn đọc nên thu xếp đi khám trực tiếp ở bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X