Hotline 24/7
08983-08983

Kết quả xét nghiệm soi tươi và nhuộm soi của em thể hiện bệnh gì?

Câu hỏi

Chào BS, Nhờ BS đọc kết quả xét nghiệm soi tươi và nhuộm soi giúp em (em là nam): + Soi tươi : - nấm : âm tính - trichomonas : âm tính - bạch cầu : âm tính - tế bào : (++) - tạp khuẩn : (++) + Nhuộm soi: - trực khuẩn Gram âm : (++) Gram dương: - Nấm: âm tính - cầu khuẩn Gram dương: âm tính - bạch cầu: âm tính - tế bào : (++) - song cầu hình hạt cà phê : âm tính Cháu âm tính với tất cả các bệnh xã hội. BS xem qua cháu bị bệnh gì và cần uống thuốc thế nào với ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Khám nam khoa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khám nam khoa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Để chẩn đoán bệnh không phải chỉ dựa vào kết quả soi tươi mà kết luận được. Yếu tố quan trọng nhất là phải có thông tin về các yếu tố nguy cơ, triệu chứng cơ năng và thực thể của từng bệnh nhân. BS cũng không rõ bạn có triệu chứng gì mà cần phải điều trị thuốc.

Do đó bạn nên mang tất cả kết quả xét nghiệm đã có tới khám tại BV Da Liễu hoặc BV Nhiệt Đới để BS tư vấn và kê toa điều trị phù hợp cho bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Thuật ngữ “nhiễm nấm” thường dùng để chỉ bệnh nấm Candida ở âm đạo. Tuy nhiên, loại nấm này cũng có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể. Ví dụ như nhiễm nấm ở miệng (còn gọi là bệnh nấm miệng  hay bệnh tưa miệng) và bệnh nhiễm nấm trên da (thường là vùng dưới cánh tay).

Khi nhiễm nấm xảy ra trên phần đầu dương vật của nam giới thì được gọi là chứng nhiễm nấm dương vật.

Nấm Candida là nguyên nhân gây ra 30-35% các trường hợp nhiễm nấm dương vật. Tuy nhiên, những nghiên cứu về bệnh không thực sự được kỹ nên vẫn chưa có số liệu chính xác về số người bị nhiễm mỗi năm.

Khác với bệnh nấm candida âm đạo ở nữ giới, bệnh nấm candida ở dương vật nam giới thường do truyền nhiễm khi quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nhiễm nấm candida không được xếp vào danh sách các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục vì nam giới vẫn có thể mắc bệnh dù không quan hệ với người khác.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm nấm dương vật:

- Các thuốc kháng sinh (vì chúng tiêu diệt các vi khuẩn có lợi giúp kiểm soát lượng nấm candida);
- Các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch (HIV);
- Đái tháo đường;
- Đang dùng corticosteroids;
- Chưa cắt bao quy đầu.

Ngoài ra, vệ sinh cá nhân cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bệnh nhiễm nấm dương vật. Nam giới thường mắc sai lầm khi vệ sinh dương vật với dầu tắm hoặc xà phòng, điều này có thể gây kích ứng da và kích thích nấm candida phát triển. Bên cạnh đó, nếu bạn không lau khô cơ quan sinh dục sau khi tắm hoặc đi bơi thì đó sẽ là môi trường lý tưởng để các loại nấm phát triển.

Vì vậy nam giới cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho “cậu nhỏ” thật cẩn thật để tránh nguy cơ phát triển những căn bệnh viêm nhiễm do nấm cũng như các bệnh truyền nhiễm khác.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X