Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Hay tự tưởng tượng những sự việc không có thực, liệu em có mắc bệnh?
Câu hỏi
Chào BS, Em mấy năm gần đây thường xuyên tự tưởng tượng thấy những điều tồi tệ trong đầu. Ví dụ như: đi xe tưởng tượng thấy tai nạn xe, cầm dao tưởng tượng thấy dao chặt vào tay, cầm nước nóng tưởng tượng nước dội vào người... tuy nhiên những điều đó chưa xảy ra. Em cũng thường xuyên không hài lòng về cuộc sống hiện tại rồi sau đó trong đầu em sẽ có những tưởng tượng về 1 kết thúc đẹp (giống như em tự viết 1 câu chuyện) và khi đó em thấy rất hạnh phúc. Em vừa sinh bé được 5 tháng và em thấy kể từ khi sinh vấn đề đó dường như nặng hơn. Lúc mới sinh em đã bị strees, lo âu, chán nản do không có sữa, đau vết mổ,... Sau đó mấy ngày em đã suy nghĩ lại và tìm cách để thoát ra và thành công. Tuy nhiên vấn đề tự tưởng tượng lại nặng hơn. Ngoài việc đó ra thì em sinh hoạt hoàn toàn bình thường. Em lo lắng đó có phải là dấu hiệu bệnh trạng? Xin BS cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn.
Trả lời
Chào em,
Tôi mừng vì em ý thức được vấn đề của bản thân và muốn tìm cách thoát ra. Điều này rất có lợi cho việc điều trị và phục hồi bệnh của em. Theo thông tin em cung cấp thì quả thật em có biểu hiện bệnh lý rối loạn tâm lý-tâm thần, nhưng em vẫn còn kiểm soát được nó.
Em đừng bị “dị ứng” hay quá sợ hãi với từ “tâm thần”. Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như ám ảnh cưỡng chế, hoang tưởng... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Để chẩn đoán một người bị rối loạn tâm thần dạng gì, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì BS chuyên khoa Tâm thần và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau, dành thời gian khai nhác bệnh sử kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Thông tin trên mạng chỉ mang tính tham khảo, chung chung, BS được đào tạo chuyên môn mới có khả năng chẩn đoán đúng bệnh và mức độ của bệnh. Bệnh tâm thần là bệnh có thể điều trị được.
Vì thế, theo tôi tốt nhất em nên đến khám BS chuyên khoa Tâm thần để được chẩn bệnh và điều trị thích hợp (bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu), để còn nuôi dạy con em sau này nữa, em nhé. Ở TPHCM, một số trung tâm có chuyên khoa Tâm thần mạnh là BV Nguyễn Tri Phương, ĐH Y dược, Bệnh viện 175... em có thể tham khảo thêm.
Thân mến.
Sức khỏe tinh thần
bao gồm sự khỏe mạnh về cảm xúc, tâm lý, khả năng nhận thức và
giao tiếp xã hội. Cũng như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của
bạn có thể bị tổn thương do các bệnh tâm lý - thần kinh. Đây là một
bệnh ảnh hưởng đến não bộ của bạn bằng cách gây ra một sự mất cân bằng
hóa học. Chúng có thể gây rối loạn nhẹ đến nghiêm trọng trong cách bạn
suy nghĩ, cảm nhận, hành động và cách bạn cảm nhận được con người và sự
kiện trong cuộc sống của bạn. Bệnh tâm lý - thần kinh có thể là một
tình trạng mãn tính, nhưng có thể được kiểm soát với sự giúp đỡ của
bác sĩ. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình