Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Hay nghĩ về thế giới khác, đau đầu, dấu hiệu trầm cảm?
Câu hỏi
Cháu chào BS, Cháu muốn nhờ BS tư vấn giúp cho ạ. Cháu là nữ, 17 tuổi. Cháu nghĩ mình thuộc kiểu người giỏi che giấu cảm xúc, lúc nào cũng cười cười nói nói nên không ai biết cháu đang buồn cả. Chính vì việc đó mà cháu rất khổ tâm khi muốn mà không thể chia sẻ với ai. Chủ yếu là vì chuyện gia đình, có nhiều vấn đề rất phức tạp mà không tiện kể ra, bố mẹ cháu lại khá vô tâm nên cháu bị stress rất nhiều. Ở trường lớp, cháu không phải người ít nói hay trầm tính nhưng có thể do tính cách cháu khá cổ hủ không giống các bạn trẻ thời nay nên cháu ít tham gia hoạt động chung. Một phần nữa cũng là vì ngoại hình không có gì nổi trội nên cháu thấy mình chẳng thể hòa nhập được. Ở nhà hay đến trường cháu cũng thấy rất cô đơn, chẳng biết từ lúc nào cháu thấy mình rất lạ. Mọi lúc mọi nơi cứ lúc nào đầu óc rảnh là cháu lại tưởng tượng và tự nói chuyện thầm trong lòng. Cháu hay tự vẽ ra những viễn cảnh trong đầu và thường là về tương lai mình. Điều đặc biệt là cháu có cảm giác chân thật như thể ở ngoài đời vậy. Cháu như chìm đắm trong cái thế giới tưởng tượng ấy, đến nỗi không tưởng tưởng tượng là thấy bứt rứt khó chịu. Trước khi đi ngủ cháu cũng phải nghĩ về nó mới nhắm mắt được. Cháu thấy cái thế giới ấy thú vị và đẹp đẽ hơn thế giới của cháu rất nhiều và luôn muốn sống luôn trong đó. Gần đây cháu hay thấy người mệt nhọc, luôn buồn ngủ và còn bị đau đầu nữa. Liệu cháu có bị trầm cảm hay bệnh gì về tâm thần không ạ? Cháu mong BS tư vấn giúp cháu với. Cháu cảm ơn ạ. (Nguyễn M. L. - Nam Định)
Trả lời
Lứa tuổi của em đang ở giai đoạn chuyển đổi, có những thay đổi về tâm sinh lý có thể gây khó khăn cho việc hòa nhập, nhưng không phải là một bệnh tâm thần. Đây chỉ là những biểu hiện nhất thời và không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán trầm cảm.
Cho dù cuộc sống của em có nhiều việc mệt mỏi, không vui, em cũng nên tự biết yêu thương và chăm sóc bản thân, chủ động chia sẻ nhiều hơn với bạn bè và gia đình, xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy, chăm chỉ tập thể dục để tăng cường sức khỏe... nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của mình em nhé!
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình