Hotline 24/7
08983-08983

Để đinh vít lâu trong xương đùi lâu quá có sao không BS?

Câu hỏi

Chào BS, Em bị gãy xương đùi được 2 năm rưỡi rồi mà chưa lấy inox ra. BS cho em hỏi để lâu quá có bị sao không ạ? Chân của em co vô ra không được bình thường, BS cho em hỏi nguyên nhân vì sao chân của em không co được? Em xin cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Gãy xương đùi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Gãy xương đùi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Ngày nay, chất liệu của nẹp vít dùng trong phẫu thuật cố định xương thường là titanium, thông thường các chất liệu này không gây phản ứng hay kích ứng gì với cơ thể, về nguyên tắc em có thể chung sống suốt đời với hệ thống ốc vít này.

Tuy nhiên, dù có tính gì đi chăng nữa thì vít titan vẫn là vật lạ trong cơ thể, do vậy khi còn mang vít trong cơ thể thì những nguy co do vật lạ mang lại, đặc biệt là nhiễm trùng do du khuẩn huyết (cơ thể nhiễm trùng từ một nơi nào đó trong cơ thể, vi trùng sẽ đi vào máu và nếu may mắn không bị bạch cầu tiêu diệt thì nó có thể bám dính vào con vít gây ra một ổ nhiễm trùng). Đây là thời gian cân nhắc để lấy đinh vít trong gãy xương đùi.


Đầu xương chày

12-18 tháng

Lồi cầu xương đùi

12-24 tháng

Thân xương đùi

Một nẹp: 24-36 tháng; Hai nẹp: từ 18 tháng chia hai giai đoạn cách nhau 6 tháng; Đinh nội tủy: 24-36 tháng

Mấu chuyển và cổ xương đùi

12-18 tháng

Càng để lâu thì sẽ càng khó lấy hơn. Mặt khác, “chân của em co vô ra không được bình thường” thì cần phải kiểm tra lại khớp gối và thần kinh chỉ huy vận động ở chân. Vì thế, em nên tái khám lại tại chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình sớm để được kiểm tra và xử trí thích hợp, em nhé.

Thân mến.


Mời tham khảo thêm:


>> Gãy 1/3 xương đùi trái, bao lâu tập đi?

Xương đùi được xem là xương cứng và khỏe nhất trong cơ thể. Gãy xương đùi hay các xương khác trong cơ thể bị gãy sẽ lành lại bằng mô xương. Thời gian lành xương sau khi bị gãy còn phụ thuộc vào chất lượng xương của người bệnh hay mức độ tuân thủ khi điều trị… Sau khi tập vật lý trị liệu, tập vận động và theo dõi sự phục hồi của xương bằng Xquang, bác sĩ điều trị sẽ xác định được thời gian lành xương.

Nếu người bệnh <25 tuổi, xương sẽ phục hồi nhanh hơn so với những người tuổi cao. Bên cạnh đó, những người hay gặp các bệnh lý về xương cũng phục hồi chậm hơn so với những người có xương chắc khỏe.

Bổ sung đầy đủ canxi và các khoáng chất cần thiết vào khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân giúp xương tái tạo tốt hơn. Đồng thời, hãy kiên trì tập luyện vận động để hỗ trợ việc điều trị đạt kết quả tốt nhất nhé.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X