Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn
Đau bụng quặn, lạnh gan bàn chân, kinh ra không nhiều... là triệu chứng bệnh gì?
Câu hỏi
Chào BS, 2 kỳ kinh gần đây của em hơi bất thường: đau bụng quặn, lạnh gan bàn chân, kinh ra không nhiều (thường ra nhiều khi em ngồi toilet, không ra nhiều khi sinh hoạt như mọi khi). Em phát hiện mình có u nang bì và u xơ tử cung với kích thước nhỏ từ lần siêu âm ngày 25/04/2018. Cùng thời gian này, khi ngủ em thường bị toát mồ hôi ở vùng cổ lưng, khi em dùng thuốc Angela Gold thì hết nhưng không dùng thì bị lại. BS tư vấn giúp các tình trạng trên của em là bị gì, em cần kiểm tra và điều trị như thế nào ạ? Ngoài ra, kết quả siêu âm của em có kích thước dap thay đổi lúc thì 34 mm (sau sạch kinh 3 ngày); lúc 29 mm (sau sạch kinh 2 ngày), gần đây là 46 mm (ngày kinh đầu); kích thước thay đổi như thế này có bình thường không ạ? Cám ơn BS!
Trả lời
Nếu bạn trên 40 tuổi, với những triệu chứng như trên có khả năng là rối loạn tiền mãn kinh. Việc sử dụng Angela Gold có hiệu quả thì bạn tiếp tục dùng.
Siêu âm kích thước tử cung có thể thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, tùy BS siêu âm, những chỉ số này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe cả.
Kỳ quá độ mãn kinh của phụ nữ kéo dài trong bao lâu tùy thuộc vào mỗi cá nhân, có thể trong một năm, có khi kéo dài hai đến bốn năm. Khởi điểm và kỳ hạn thời kỳ tiền mãn kinh không có tiêu chí thời gian rõ ràng, có thể xảy ra sau tuổi 40 nhưng nhìn chung bình quân trên dưới 45 tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tuổi bắt đầu có kinh nguyệt có xu hướng sớm dần, nhưng thay đổi về tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh lại không rõ ràng. Sự sớm, muộn của tuổi tiền mãn kinh có liên quan đến các nhân tố khí hậu, di truyền, tình hình kinh tế gia đình, xã hội,… Ngoài ra, tuổi mãn kinh của phụ nữ và số lần sinh đẻ cũng có ảnh hưởng lẫn nhau, nên tiền mãn kinh xảy ra sẽ sớm hoặc muộn hơn. Hội chứng tiền mãn kinh là một phần trong đời sống sinh lý bình thường của người phụ nữ. Vì vậy, mỗi chị em cần trang bị những kiến thức cơ bản để tự chăm sóc mình. Tuyệt đối không tự ý sử dụng nội tiết tố thay thế mà cần được đi khám và tư vấn ở thầy thuốc chuyên khoa. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình