Hotline 24/7
08983-08983

Có nên dùng vitamin C dạng sủi lâu dài?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi bị viêm nha chu, chảy máu chân răng, đau lợi, đi khám nha khoa bác sĩ lấy cao răng, cho thuốc bôi răng và bảo đi mua viên C sủi cam về uống (bác sĩ không dặn tôi là uống C sủi trong bao lâu). Tôi mua viên C sủi cam về uống trong 1 tháng (mỗi ngày 2 viên), răng miệng tôi đã đỡ viêm nhiều và không còn đau lợi. Tôi bị mắt thâm quầng trong một thời gian dài, càng có tuổi mắt tôi lại càng thâm quầng nhiều hơn, dù ngủ đủ giấc thì mắt vẫn bị thâm quầng. Sau khi tôi uống C sủi trong 1 tháng thì mắt đỡ thâm quầng hơn. Tôi tìm hiểu trên mạng thấy bảo uống C sủi sẽ làm sáng da nhưng nếu uống nhiều sẽ bị thừa vitamin C và bị sỏi thận. Xin hỏi bác sĩ tôi có nên tiếp tục mua C sủi về uống để làm sáng mắt thâm quầng không? Uống trong thời gian bao lâu thì dừng? Ngoài ra tôi còn bị nóng trong, mắc bệnh đường ruột táo bón, tôi hay uống cao Atiso để giải nhiệt; nếu không uống cao Atiso trong một thời gian thì bị đi táo bón; tôi ít ăn hoa quả... Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Viên uống C sủi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viên uống C sủi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và sửa chữa của các mô trong cơ thể. Vitamin C giúp vết thương mau lành, tránh sẹo xấu, da khoẻ, đàn hồi, hỗ trợ mạch máu và dây chằng. Đây cũng là một chất chống oxy hoá, giúp giảm tác hại của tia xạ và khói thuốc lá, giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và viêm khớp.

Mặc dù hiếm gặp nhưng nếu dùng vitamin C bổ sung trên 2000 mg/ngày thì có nguy cơ quá liều, với các triệu chứng như đỏ da, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, đau bao tử, mệt mỏi… Do đó, tốt nhất bạn nên bổ sung qua thức ăn hàng ngày hơn là qua viên uống bổ sung.

Vitamin C có nhiều trong các loại thực phẩm như cam quýt, bưởi, kiwi, đu đủ, thơm, ớt, cà chua, khoai tây… Sử dụng các loại thực phẩm này có thể thay thế phần nào tác dụng trên đường tiêu hoá của Atiso, hạn chế phải dùng quá nhiều và lâu dài 1 loại thực phẩm bổ sung cố định thì sẽ an toàn cho sức khoẻ hơn bạn nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Vitamin C dạng sủi là một dạng thuốc đang được dùng khá nhiều hiện nay là viên thuốc sủi bọt, còn gọi là viên sủi bởi khi được thả vào nước sẽ sủi bọt mạnh, khí thoát ra làm cho viên tan trong nước hoàn toàn tạo thành dung dịch dễ uống, cung cấp vitamin giúp cơ thể giảm mệt mỏi, làm việc hiệu quả.

Vitamin C là loại vi chất rất cần thiết trong cơ thể, tham gia vào nhiều chức năng quan trọng trong hoạt động của con người:

- Tạo miễn dịch
- Tạo năng lượng
- Trung hòa hoặc đào thải chất độc
- Tổng hợp các chất vận chuyển trung gian hệ thần kinh
- Giúp hấp thu sắt, canxi
- Bảo vệ thành mạch
- Thúc đẩy chuyển hóa
- Chống lão hóa...

Một ngày, cơ thể chỉ hấp thu tối đa lượng vitamin C từ 50 - 70 mg đối với người lớn. Nếu sử dụng quá nhiều thì vitamin C sẽ đào thải qua đường nước tiểu và phân. Kéo theo nguy cơ bị sỏi thận sẽ tăng cao vì nó tăng đào thải canxi trong cơ thể qua đường tiết niệu.

Theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, nhu cầu vitamin C mỗi ngày từ trẻ sơ sinh đến 3 tuổi, cơ thể của chúng cần từ 25 - 30mg.Từ 4 - 18 tuổi, nhu cầu cần từ 30 - 40mg. Người lớn trung bình 50mg mỗi ngày.

Nhu cầu vitamin C mỗi ngày của phụ nữ mang thai là 50mg, khi cho con bú là 70 mg. Do đó cần phải chú ý bổ sung đầy đủ.

Những người bị cao huyết áp tuyệt đối không sử dụng thuốc sủi nói chung, vì thuốc sủi bọt nào cũng chứa Natri (do chứa natri bicarbonat hoặc natri carbonat nhằm phản ứng với acid citric cũng có trong viên thuốc để gặp nước sẽ sủi bọt). Những người cao huyết áp phải kiêng muối, không được ăn mặn nên cũng không được sử dụng C sủi.

Khi dùng vitamin C, bạn nên dùng vào buổi sáng vì nếu bạn dùng buổi tối có thể gây khó ngủ. Phải dùng sau khi ăn, vì nếu bạn uống vào lúc bụng đói có thể gây xót dạ dày.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng vitamin C:

- Khi sử dụng cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
- Không dùng vitamin C như một loại thuốc bổ, dùng không có giới hạn (đặc biệt là trẻ nhỏ)
- Cấm sử dụng cho người cao huyết áp
- Hạn chế sử dụng cho bệnh nhân bị sỏi tiết niệu/sỏi thận hoặc có tiền sử sỏi tiết niệu, nếu có dùng nên xin ý kiến của bác sĩ.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X