Hotline 24/7
08983-08983

Chuột nhảy vào chân có cần tiêm phòng bệnh dại?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Hôm qua em bị con chuột nhảy vào bàn chân, em không nhìn rõ là nó nhảy vào dép hay nhảy vào phần da của em. Em chỉ nhớ là không có vết thương, không đau, không chảy máu. Em chỉ lo là nếu chẳng may con chuột đó bị dại thì sao. Em đã từng tiêm 5 mũi Ahayrab vào tháng 1 và 2 mũi nữa vào tháng 3. Vậy em có cần tiêm phòng dại thêm không? Em có nguy cơ bị dại không ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Chuột nhảy vào chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chuột nhảy vào chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Đường lây truyền của bệnh dại như sau:

- Qua da và niêm mạc: Vi rút dại có trong nước bọt của súc vật bị dại không bao giờ qua được da lành nhưng vi rút dại lây từ động vật này sang động vật khác và sang người qua da và niêm mạc bị tổn thương (dù rất nhỏ) do bị súc vật dại cắn, cào, liếm hoặc khi làm thịt súc vật bị dại. Rất hiếm gặp mắc bệnh dại qua đồ vật trung gian bị dính nước bọt chó dại, người bị dại... mà trên người lành sẵn có vết thương...

- Qua đường hô hấp do hít phải không khí bị ô nhiễm vi rút dại: ở Nam Mỹ, khi người vào hang động có loài dơi mang virut dại cư trú.

Ngoài ra, có một số bệnh nhân bị dại do được ghép giác mạc của người bị bệnh dại. Trên động vật có thể lây qua nhau thai hoặc sữa mẹ, chưa có bằng chứng lây bằng đường này trên người.

Như vậy, ở môi trường bình thường, khi con chuột có nhảy trúng vùng da người không bị trầy xước thì không bị lây dại. Hơn nữa em đã tiêm ngừa dại được 3 mũi trong năm nay thì em không có nguy cơ bị lây dại, không cần tiêm thêm vắc xin ngừa dại.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

Bệnh dại là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus dại. Bạn sẽ bị nhiễm virus dại sau khi bị động vật đã nhiễm bệnh dại cắn.

Thời gian từ lúc nhiễm virus đến khi có triệu chứng đầu tiên mất trung bình từ 35 tới 65 ngày. Triệu chứng đầu tiên có thể là sốt, nhức đầu hoặc kiệt sức, kèm theo đó là chán ăn, buồn nôn, đau hoặc tê nơi vết cắn và có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày.

Sau đó, những triệu chứng ở hệ thần kinh xuất hiện, bao gồm bị kích động, lú lẫn và lo lắng kèm theo sự hiếu động thái quá, những hành vi bất thường và mất ngủ. Chứng ảo giác, sợ nước, co giật cơ và tê liệt cũng có thể xảy ra.

Đáng tiếc rằng, nếu bệnh dại không được điều trị sớm ngay sau khi bệnh nhân bị nhiễm, bệnh hầu như luôn dẫn đến hôn mê, co giật và tử vong, thường từ 4 đến 7 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu trở nặng.

Nếu bạn bị động vật nghi nhiễm dại cắn, vết thương cần được rửa sạch ngay lập tức với xà phòng, nước, hợp chất iot povidone hoặc những thuốc tương tự. Sau đó, biện pháp chữa trị dựa sẽ vào nguy cơ của bệnh dại. Ví dụ như bạn bị chó hoặc mèo cắn, con vật cần được theo dõi trong vòng 10 ngày, nếu nó khỏe mạnh và không có dấu hiệu của bệnh dại thì không cần điều trị gì. Nếu con vật có triệu chứng bệnh dại, bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị bằng globulin miễn dịch dại ở người (HRIG) và vắc xin tế bào lưỡng bội chống bệnh dại ở người (HDCV) cho bạn.

HRIG được tiêm nửa liều một lần ở gần vết thương và nửa liều còn lại vào cơ bắp. HDCV được tiêm 5 liều vào ngày 0,3,7,14 và 28 tính từ mũi tiêm đầu tiên. Điều trị nên tiếp tục thậm chí xuất hiện những phản ứng của vắc xin.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X