Cách điều trị giun đũa chó khi mang thai?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Em mang thai được 29 tuần. Gần đây thấy người hay ngứa nên đã đi khám tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và có kết quả bị nhiễm giun đũa chó với 1.466 OD trong khi chỉ số bình thường là 0.400 COV. Bác sĩ chỉ cho thuốc bôi và kêu tái khám sau. Em đọc thông tin được biết giun đũa chó có khả năng gây dị tật cho bé. Hiện em đang rất lo lắng không biết có cách nào trị để không ảnh hưởng đến bé không ạ?
Trả lời
Người không phải là kí chủ chính của loại giun này do đó khi ấu trùng vào cơ thể không thể phát triển được đến giai đoạn trưởng thành và không sinh sản được. Bệnh chủ yếu do ấu trùng di chuyển tới các cơ quan cư trú, gây ra bệnh tại cơ quan tương ứng hoặc các phản ứng dị ứng do miễn dịch của cơ thể. Không phải trường hợp nào có kháng thể giun đũa chó trong máu dương tính đều cần phải điều trị.
Trong quá trình mang thai, bạn không thể dùng được thuốc trị giun đũa chó vì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ em bé, do đó chưa cần thiết phải điều trị. Xét nghiệm máu dương tính với giun đũa chó không có nghĩa là bạn đang mắc bệnh. Ngay cả ở người bình thường cũng chỉ điều trị khi có kèm một số tiêu chuẩn nhất định về lâm sàng và xét nghiệm máu.
Do đó, bạn cũng không nên quá lo lắng. Bạn cần khám thai định kỳ để bác sĩ kiểm tra xét nghiệm máu cũng như theo dõi sát sức khoẻ của mẹ và bé, bạn nhé!
Thân mến.
Toxocara sp là tên chung, đó có thể là giun đũa chó (Toxocara canis) hay giun đũa mèo (Toxocara cati). Riêng giun đũa chó không sống ký sinh ở người, chỉ ấu trùng của nó có thể nhiễm qua người (người là ký chủ tình cờ), nhưng ấu trùng này không thể tiếp tục phát triển thành con giun trưởng thành được. Vì vậy, bệnh giun đũa chó được gọi là bệnh ký sinh trùng lạc chỗ. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình