-
Bệnh viện nào ở Thanh Hóa có cấp cứu và điều trị đột quỵ?
Câu hỏi
Xin hỏi AloBacsi làm sao để nhận biết 1 người bị đột quỵ. Nếu chẳng may có người thân bị đột quỵ thì nên liên hệ với bệnh viện nào? Nhờ AloBacsi cung cấp giúp tôi thông tin liên lạc, số điện thoại được không? Tôi ở Thanh Hóa. Cảm ơn rất nhiều. (Đinh Thị Phương Nga - huyện Đông Sơn, Thanh Hóa)
Trả lời
Khi có người đột quỵ cần nhanh chóng gọi cấp cứu 115 đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có thể điều trị chuyên sâu về đột quỵ
Chào chị Nga,
Các nhận biết dấu hiệu cảnh báo trước cơn đột quỵ bao gồm: khó nói, khó uống nước, mắt mờ, liệt nửa người bên trái hoặc bên phải, không giơ tay lên được…
Để xác định dấu hiệu đúng của đột quỵ, chị chỉ cần hỏi người bệnh bằng 3 trạng thái: nói - cười - chào. Cụ thể:
- Nói: Nói ngọng, khó nói, hoặc không nói được là dấu hiệu báo cơn đột quỵ.
- Cười: Khi cười người sắp đột quỵ có dấu hiệu méo mồm.
- Chào: Nếu không giơ được một hoặc 2 bên tay là dấu hiệu cơn đột quỵ.
Khi phát hiện người thân bị đột quỵ tại nhà, chị nên nhanh chóng gọi cấp cứu 115, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có thể điều trị chuyên sâu về đột quỵ.
Lưu ý, chị không nên tự ý cho người bệnh dùng thuốc không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng phương pháp dân gian truyền miệng chưa được kiểm nghiệm bằng khoa học như: chích lễ, nặn chanh vào miệng… Việc đưa đi cấp cứu chậm là tước đi sự sống của người bệnh đột quỵ, bởi mỗi phút qua đi sẽ trả giá bằng gần 2 triệu tế bào thần kinh, cơ hội hồi phục càng giảm, và nếu quá trễ (ngoài thời gian vàng 4,5 giờ - 6 giờ), cơ hội được điều trị thông mạch của bệnh nhân sẽ không còn nữa.
Tại Thanh Hóa, khi gặp người bị đột quỵ chị có thể liên hệ Khoa Thần kinh BVĐK tỉnh Thanh Hóa qua số điện thoại 0237 3951 467 hoặc gọi trực tiếp cho ThS.BS Phạm Phước Sung qua số 0986 796 009.
Đơn vị đột quỵ não thuộc khoa Thần kinh của BVĐK tỉnh Thanh Hóa được thành lập từ năm 2008 và đã cứu sống được nhiều trường hợp bị đột quỵ. Bên cạnh đó, đơn vị còn thường xuyên cập nhật các kiến thức và đưa được các kỹ thuật mới mang lại kết quả trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân đột quỵ. Đơn cử như người bệnh bị nhồi máu não đến viện chỉ sau khoảng 30 đến 45 phút là hoàn chỉnh các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán, xác định, chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết nên nhiều người bệnh đã hồi phục chức năng hoàn toàn.
BVĐK tỉnh Thanh Hóa
181 Hải Thượng Lãn Ông, TP. Thanh Hóa
Email: lienhe@bvdktinhthanhhoa.com.vn
Website: bvdktinhthanhhoa.com.vn
ĐT: 0237 3951 467
Trân trọng!
Các nhận biết dấu hiệu cảnh báo trước cơn đột quỵ bao gồm: khó nói, khó uống nước, mắt mờ, liệt nửa người bên trái hoặc bên phải, không giơ tay lên được…
Để xác định dấu hiệu đúng của đột quỵ, chị chỉ cần hỏi người bệnh bằng 3 trạng thái: nói - cười - chào. Cụ thể:
- Nói: Nói ngọng, khó nói, hoặc không nói được là dấu hiệu báo cơn đột quỵ.
- Cười: Khi cười người sắp đột quỵ có dấu hiệu méo mồm.
- Chào: Nếu không giơ được một hoặc 2 bên tay là dấu hiệu cơn đột quỵ.
Khi phát hiện người thân bị đột quỵ tại nhà, chị nên nhanh chóng gọi cấp cứu 115, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có thể điều trị chuyên sâu về đột quỵ.
Lưu ý, chị không nên tự ý cho người bệnh dùng thuốc không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng phương pháp dân gian truyền miệng chưa được kiểm nghiệm bằng khoa học như: chích lễ, nặn chanh vào miệng… Việc đưa đi cấp cứu chậm là tước đi sự sống của người bệnh đột quỵ, bởi mỗi phút qua đi sẽ trả giá bằng gần 2 triệu tế bào thần kinh, cơ hội hồi phục càng giảm, và nếu quá trễ (ngoài thời gian vàng 4,5 giờ - 6 giờ), cơ hội được điều trị thông mạch của bệnh nhân sẽ không còn nữa.
Tại Thanh Hóa, khi gặp người bị đột quỵ chị có thể liên hệ Khoa Thần kinh BVĐK tỉnh Thanh Hóa qua số điện thoại 0237 3951 467 hoặc gọi trực tiếp cho ThS.BS Phạm Phước Sung qua số 0986 796 009.
Đơn vị đột quỵ não thuộc khoa Thần kinh của BVĐK tỉnh Thanh Hóa được thành lập từ năm 2008 và đã cứu sống được nhiều trường hợp bị đột quỵ. Bên cạnh đó, đơn vị còn thường xuyên cập nhật các kiến thức và đưa được các kỹ thuật mới mang lại kết quả trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân đột quỵ. Đơn cử như người bệnh bị nhồi máu não đến viện chỉ sau khoảng 30 đến 45 phút là hoàn chỉnh các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán, xác định, chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết nên nhiều người bệnh đã hồi phục chức năng hoàn toàn.
BVĐK tỉnh Thanh Hóa
181 Hải Thượng Lãn Ông, TP. Thanh Hóa
Email: lienhe@bvdktinhthanhhoa.com.vn
Website: bvdktinhthanhhoa.com.vn
ĐT: 0237 3951 467
Trân trọng!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình