Đau nhức chân ở trẻ là dấu hiệu ung thư xương?
Con tôi 12 tuổi, cháu kêu đau nhức chân nên tôi mua canxi cho uống nhưng vẫn không cải thiện. Tôi sợ đây là dấu hiệu bệnh ung thư bác sĩ ơi!
[HOI]Chào bác sĩ. Con tôi năm nay 12 tuổi, cách đây khoảng 2 tháng cháu thường kêu đau nhức chân nên tôi mua canxi cho cháu uống. Tuy nhiên, tình trạng không đỡ làm tôi rất lo lắng. Tôi nghe nhiều người nói đau nhức xương cũng có thể là biểu hiện của ung thư xương. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp tôi cách nhận biết căn bệnh nguy hiểm này. Xin cảm ơn.
Nguyễn Thị Ngọc Hải - haintn…@icloud.com[/HOI]
[DAP]Chào bạn,
Bệnh ung thư xương bao gồm 3 cấp độ: nhẹ, trung bình và nặng. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu và biểu hiện bệnh khác nhau. Thường ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ khó phát hiện ra bệnh, vì các triệu chứng đều biểu hiện mờ nhạt, không rõ ràng. Ở cấp độ nặng, các triệu chứng sẽ bộc lộ rõ rệt hơn, và người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy. Các triệu chứng này bao gồm:
Đau đớn: Là dấu hiệu đầu tiên có thể báo hiệu người bệnh đang có nguy cơ bị ung thư xương. Trong giai đoạn đầu sẽ chỉ đau nhẹ, các cơn đau không liên tục. Cho đến khi bệnh phát triển ngày một nặng, tần suất các cơn đau sẽ tăng dần và thường xuyên hơn. Hầu hết, các cơn đau thường ập đến vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh nhưng khó có thể xác định được vị trí chính xác của cơn đau, vì nó xảy ra rất mơ hồ.
Sưng hoặc nổi u cục: Trong giai đoạn đầu của bệnh, khi khối u xuất hiện, bạn sẽ sờ thấy xương bị biến dạng và bị sưng lên. Khi tình trạng sưng ngày một nặng lên sẽ làm cho mô xương nhô ra ngoài, bề mặt trơn bóng hoặc lồi lõm bất thường. Những khối u này sẽ gây ra cảm giác đau nhức và bứt rứt ở trong xương. Vùng da ở khối u có màu hồng và ấm hơn những vùng khác.
Rối loạn chức năng xương: tình trạng sưng và những cơn đau gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng xương, gây ra các triệu chứng teo cơ tương ứng kèm theo.
Triệu chứng bị nén ép: khối u phát triển trong khoang sọ và khoang mũi có thể gây chèn ép vào não và mũi, dẫn tới triệu chứng áp lực não chậm chạp và phát sinh một số vấn đề về hô hấp. Khối u ở vùng chậu đè nén vào trực tràng, bàng quang và ruột sẽ gây khó tiểu; khối u trong tủy đè nén vào cột sống có thể gây tê liệt.
Cơ thể bị biến dạng: khối u phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ xương chi, gây ra dị tật, biến dạng cơ thể, các chi dưới thay đổi bất thường.
Gãy xương: khu vực xương bị ung thư khi xảy ra va chạm mạnh rất dễ bị gãy, có thể gây liệt chân.
Đau nhức toàn thân: xuất hiện những dấu hiệu như khó ngủ, chán ăn, bơ phờ, xanh xao, sụt cân đột ngột,...
Cơ thể suy nhược trầm trọng: những người bệnh ở giai đoạn cuối thường tăng lượng canxi trong máu và gặp những vấn đề như mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn, làm cho cơ thể bị suy nhược nhanh chóng. Bên cạnh đó, khi khối u di căn sang các bộ phận khác, chẳng hạn như phổi sẽ gây ra tình trạng ho dai dẳng, khó thở, tràn dịch màng phổi. Khối u di căn lên gan gây vàng da, vàng mắt, gan to, nước tiểu sậm màu.
Con của bạn mới đau nhức xương cũng chưa nói lên điều gì, bạn nên cho cháu đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.
Để xương khớp của con và gia đình chắc khỏe bạn có thể lựa chọn sản phẩm viên khớp GHV Bone chứa Bột đạm thủy phân sẽ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp. Mặt khác, để tăng cường sức đề kháng và dự phòng ung thư xương, bạn và gia đình có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm GenK STF có chứa Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp. Đây là các sản phẩm của Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam, đã được chứng minh an toàn, không có tác dụng phụ, sử dụng lâu dài bảo vệ sức khỏe cả gia đình.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Trân trọng!
VTV2 - Hành trình cùng bạn: Nỗi lòng của người mẹ có con bị ung thư xương di căn phổi
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình