Coi chừng suy tuyến giáp ở bà bầu
Nếu mẹ suy tuyến giáp khi mang thai mà không được điều trị, sinh con sẽ kém thông minh.
Theo TS Trần Danh Cường, PGĐ Trung tâm Chẩn đoán trước sinh BV Phụ sản Trung ương, suy tuyến giáp ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm do bệnh có những biểu hiện giống với triệu chứng “nghén” nên dễ bị các thai phụ bỏ qua. Đó cũng là lý do vì sao có nhiều trường hợp phát hiện bệnh đã ở thể mãn tính, phải “chung sống” với thuốc suốt đời.
Rất quan trọng ở đầu thai kỳ
Trường hợp chị Phạm Thanh M. (33 tuổi, ngụ Hà Nội) là một điển hình. Lần đầu mang thai, chị M. mệt mỏi triền miên, khó ăn, khó ngủ... Cứ ngỡ đó là những dấu hiệu của thai nghén nên chị M. cố gắng tẩm bổ nhưng tình hình không cải thiện. Đến khi thai được 17 tuần, chị M. bất ngờ bị ra máu, các bác sĩ cho biết thai đã không giữ được.
Tuyến giáp nằm ở trước cổ, có vai trò điều tiết quá trình chuyển hóa của cơ thể. Trong 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hoóc-môn tuyến giáp của người mẹ. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu bị thiếu hoóc-môn thì hậu quả sẽ rất nặng nề.
Ở phụ nữ bị suy tuyến giáp, khả năng có thai là rất kém và dễ sẩy thai. Với phụ nữ đang mang thai, nếu bệnh không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ thì có thể bị thiếu máu, đau yếu cơ, chậm chạp, táo bón. Còn với thai nhi thì thường là bị sẩy, thai chết lưu, sinh non nhẹ cân...
Nguyên nhân là khi có thai, cơ thể sẽ tăng sự dung nạp i-ốt để bảo đảm mức độ bình thường của sản xuất hoóc-môn tuyến giáp. Vì thế, khi lượng i-ốt trong thức ăn không đủ thì thai phụ dễ bị suy tuyến giáp, dẫn đến con cũng sẽ bị bệnh này.
Mẹ mắc bệnh, con kém thông minh
Trẻ có mẹ bị suy tuyến giáp mà không được điều trị trong khi mang thai sẽ có chỉ số thông minh thấp hơn rất nhiều so với các bé khác. Ở miền núi, các thai phụ có nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp rất cao.
Bác sĩ khuyến cáo khi có ý định mang thai, chị em nên đi kiểm tra bệnh lý tuyến giáp bởi triệu chứng của bệnh này rất kín đáo và khó nhận biết. Với những phụ nữ đã mắc bệnh và đang điều trị suy tuyến giáp thì cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ, thực hiện các xét nghiệm hoóc-môn tuyến giáp khi biết có thai. Các xét nghiệm này phải được thực hiện hằng tháng trong suốt thời kỳ thai nghén.
Rất quan trọng ở đầu thai kỳ
Trường hợp chị Phạm Thanh M. (33 tuổi, ngụ Hà Nội) là một điển hình. Lần đầu mang thai, chị M. mệt mỏi triền miên, khó ăn, khó ngủ... Cứ ngỡ đó là những dấu hiệu của thai nghén nên chị M. cố gắng tẩm bổ nhưng tình hình không cải thiện. Đến khi thai được 17 tuần, chị M. bất ngờ bị ra máu, các bác sĩ cho biết thai đã không giữ được.
Tuyến giáp nằm ở trước cổ, có vai trò điều tiết quá trình chuyển hóa của cơ thể. Trong 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hoóc-môn tuyến giáp của người mẹ. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu bị thiếu hoóc-môn thì hậu quả sẽ rất nặng nề.
Ở phụ nữ bị suy tuyến giáp, khả năng có thai là rất kém và dễ sẩy thai. Với phụ nữ đang mang thai, nếu bệnh không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ thì có thể bị thiếu máu, đau yếu cơ, chậm chạp, táo bón. Còn với thai nhi thì thường là bị sẩy, thai chết lưu, sinh non nhẹ cân...
Nguyên nhân là khi có thai, cơ thể sẽ tăng sự dung nạp i-ốt để bảo đảm mức độ bình thường của sản xuất hoóc-môn tuyến giáp. Vì thế, khi lượng i-ốt trong thức ăn không đủ thì thai phụ dễ bị suy tuyến giáp, dẫn đến con cũng sẽ bị bệnh này.
Mẹ mắc bệnh, con kém thông minh
Trẻ có mẹ bị suy tuyến giáp mà không được điều trị trong khi mang thai sẽ có chỉ số thông minh thấp hơn rất nhiều so với các bé khác. Ở miền núi, các thai phụ có nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp rất cao.
Bác sĩ khuyến cáo khi có ý định mang thai, chị em nên đi kiểm tra bệnh lý tuyến giáp bởi triệu chứng của bệnh này rất kín đáo và khó nhận biết. Với những phụ nữ đã mắc bệnh và đang điều trị suy tuyến giáp thì cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ, thực hiện các xét nghiệm hoóc-môn tuyến giáp khi biết có thai. Các xét nghiệm này phải được thực hiện hằng tháng trong suốt thời kỳ thai nghén.
Người nào cần đi khám bệnh tuyến giáp? Những người sau đây sẽ có nguy cơ cao: Đã được chẩn đoán bệnh tuyến giáp từ trước (như basedow ( cường giáp ), suy giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp...); có người thân (bố, mẹ, chị em...) bị bệnh tuyến giáp; từng bị bệnh tuyến giáp ở những lần có thai trước; người từng bị sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, sinh con bị dị tật bẩm sinh... Người bệnh đái tháo đường tuýp 1; có mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus... |
Theo Người Lao động
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình