Chớ coi thường bệnh ghẻ ngứa
Khi nhắc tới bệnh ghẻ, nhiều người, nhất là những người thành phố sẽ gạt phăng vì nghĩ đây là bệnh chỉ gặp ở những nơi có điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém...
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng, ngay cả những thành phố lớn, bệnh ghẻ vẫn tồn tại và nhiều khi bị chẩn đoán nhầm. Do đó mà có những gia đình bị ghẻ cả nhà trong suốt 2 năm trời vẫn chưa được chẩn đoán và điều trị đúng.
Căn nguyên gây bệnh ghẻ là một loại ký sinh trùng có tên sarcoptes scabiei, có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite). Con cái có kích thước từ 0.3-0.5mm. Cái ghẻ xâm nhập vào đường biểu bì da, đào hầm và đẻ trứng. Chúng đẻ từ 2-3 trứng/ngày và đẻ liên tục trong 4-6 tuần liền. Trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành con trưởng thành chỉ trong vòng 3-4 ngày. Lây bệnh ghẻ là do tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm. Cái ghẻ có thể sống ngoài cơ thể được 2-3 ngày, điều này rất có ý nghĩa trong việc tư vấn điều trị.
Ngứa ghẻ có thể nhầm lẫn với eczema
Chữa ghẻ bằng cả đông y và tây y
Đông y thường dùng lá cây ba gạc, lá đào đun nước tắm, nhựa cây máu chó bôi tại chỗ. Tắm nước muối, tắm biển… Tây y có thể dùng một trong những loại thuốc sau: D.E.P.(dietyl phtalat); benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate); eurax (crotamintan); permethrin cream 5% (elimite); lindane (gamma–benzen hexachlorid, kwell).
Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý, khi điều trị ghẻ, phải điều trị cho cả những người sống chung trong gia đình hoặc trong cùng đơn vị, ký túc xá sinh viên, tẩy uế quần áo, ga gối. Trong mùa hè, phơi quần, áo, ga, gối 3-4 nắng. Quần áo giặt để 1 tuần sau mặc lại. Do bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở bất kỳ địa phương nào, kể cả nông thôn hay thành thị nên nếu nghi ngờ mắc bệnh, không nên chủ quan để bệnh kéo dài dai dẳng.
AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình