Hotline 24/7
08983-08983

Chẩn đoán và phòng ngừa viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh nhức nhối luôn rình rập những người ở khoảng sau 45 tuổi. Bệnh gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm.

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp hay bệnh thấp khớp là một dạng của rối loạn tự miễn. Điều này có nghĩa là bệnh xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khớp khỏe mạnh, từ đó dẫn đến các phản ứng viêm xảy ra và gây sưng đau ở những bộ phận chịu ảnh hưởng. 

Thông thường, bệnh có khả năng tác động đến nhiều khớp cùng lúc nên còn được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Những khớp dễ gặp phải tình trạng này chủ yếu là:

- Khớp tay, bao gồm cổ tay, bàn tay và cả ngón tay

- Khớp gối

Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây đau mãn tính mà còn có thể khiến khớp biến dạng. Mặt khác, đôi khi bệnh thấp khớp cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể, ví dụ như phổi, tim, mắt…

2. Nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp là rối loạn hệ miễn dịch. Chế độ sinh hoạt, làm việc độc hại, kèm theo chế độ dinh dưỡng không lành mạnh khiến cơ thể bị các gốc tự do tấn công, hệ miễn dịch trở nên quá tải và tấn công nhầm vào các tế bào sụn, niêm mạc khỏe mạnh. Bao hoạt dịch bị chèn ép, gây áp lực lên sụn khiến khớp xương bị sưng, đau.

Tình trạng đau nhức khớp lâu ngày, ít nhất trên 6 tuần là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc phải viêm khớp dạng thấp. Càng ngày tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ tại các khớp càng trở nên tồi tệ khiến người bệnh khó vận động được.

3. Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp

Khi viêm khớp dạng thấp tiến triển, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những cảnh bảo tùy theo từng giai đoạn của bệnh, tuy nhiên nhiều người thường chủ quan, không để ý và bỏ qua những dấu hiệu này đến khi bệnh trở nặng và các cơn đau xuất hiện nhiều hơn mới chịu đi khám. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

a. Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh viêm khớp dạng thấp, các cơn đau thường xuất hiện thoáng, thỉnh thoảng người bệnh sẽ nhận thấy một số dấu hiệu như đau khớp, cứng khớp hoặc xuất hiện các dấu hiệu của khớp viêm như: Sưng, nóng, đỏ, đau. Lúc này màng hoạt dịch khớp bắt đầu bị tổn thương.

b. Giai đoạn 2

Giai đoạn này màng hoạt dịch khớp bị tổn thương nặng hơn và có thể xuất hiện những dấu hiệu của tổn thương sụn khớp khiến cơn đau xuất hiện nhiều hơn đặc biệt là khi vận động mạnh hoặc khi chơi thể thao.

c. Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn người bệnh viêm khớp dạng thấp thường nhận thấy cơn đau tăng nặng và các gây ảnh hưởng tới vận động của người bênh. Lúc này các tổn thương không chỉ xuất hiện ở sụn khớp mà còn có thể ảnh hưởng đến các xương do phần sụn đã bị bào mòn khiến xương cọ sát vào nhau gây ra đau nhức dữ đội. Đây chính là giai đoạn mà nhiều người bệnh mới chịu đến các cơ sở y tế để khám, tìm hiểu nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức và phát hiện ra bệnh viêm khớp dạng thấp.

d. Giai đoạn 4

Giai đoạn các khớp đã tổn thương nghiêm trọng khiến người bệnh mất khả năng vận động, mỗi cử động đều rất đâu đồng thời khớp dần xuất hiện các dấu hiệu cứng khớp, sưng đau thậm chí nghiêm trọng hơp khớp có thể bị dính và không còn khả năng vận động.

4. Các phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp thường khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu vì các dấu hiệu và triệu chứng giống với nhiều bệnh khác, đặc biệt là với các dạng viêm khớp còn lại.

- Dấu hiệu lâm sàng: Các triệu chứng trên lâm sàng là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá viêm khớp dạng thấp, chẳng hạn như viêm các khớp nhỏ, ngoại biên như khớp cổ tay, khớp gối, khớp bàn ngón tay, khớp liên đốt gần các ngón, có tính chất đối xứng, có thể gây biến dạng khớp.

- Xét nghiệm máu: Bao gồm các xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF và anti-CCP, tốc độ máu lắng (ESR) hoặc protein phản ứng C (CRP). Trong đó xét nghiệm có giá trị cả về mặt chẩn đoán lẫn tiên lượng là xét nghiệm các yếu tố dạng thấp. Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu cũng góp phần phát hiện biến chứng của viêm khớp dạng thấp.

- Chụp ảnh xét nghiệm: Chụp X-quang giúp phát hiện các vị trí sưng mô mềm trong giai đoạn đầu của bệnh. Nhưng nếu viêm khớp dạng thấp tiếp tục tiến triển và bào mòn phần rìa khớp, bệnh nhân nên tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI để có thể quan sát rõ ràng hơn.

Xem thêm: Nguyên nhân và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

5. Các biện pháp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý khó chữa trị, bệnh không chỉ gây ra những cơn đau nhức xương khớp mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Nếu người bệnh không kịp thời chữa trị thì nguy cơ bệnh càng nặng hơn, có thể xảy ra tình trạng biến dạng khớp, dính khớp. Hiện nay vẫn chưa tìm hiểu được nguyên nhân vì sao gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp, chính vì vậy việc phòng ngừa bệnh là điều cần thiết. Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp để giúp hệ xương khớp chắc khỏe hơn:

a. Uống đủ nước mỗi ngày

Nước chiếm một lượng lớn trong cơ thể của chúng ta, thiếu nước đồng nghĩa với cơ thể thiếu đi một phần sự sống. Nước chiếm hơn 70% trong thành phần của sụn, nước giúp duy trì sự trơn tru giữa hai đầu khớp với nhau. Chính vì vậy, thiếu nước hay mất nước thường xuyên sẽ khiến các sụn, dịch khớp suy giảm nhanh chóng, xảy ra tình trạng thoái hóa, viêm khớp dạng thấp. 

b. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, là biện pháp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp. Thiếu chất dinh dưỡng các bộ phận cơ thể hoạt động giảm sút, thiếu chất dinh dưỡng các hệ xương khớp hoạt động kém dần. Do đó, cần phải bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và xương khớp. Cụ thể hãy cung cấp vitamin D, E, canxi, omega 3 từ những nguồn thực phẩm thiên nhiên để ngăn ngừa quá trình thoái hóa, nguy cơ loãng xương. Chúng ta hãy ăn nhiều rau xanh như cải, súp lơ, cà chua, đậu bắp, mồng tơi, cá ngừ, cá hồi, ốc, tôm, cua, sữa và các sản phẩm từ sữa,…

c. Tránh tiếp xúc với không khí lạnh và ẩm thấp

Tình trạng đau nhức xương khớp hay xảy ra khi thời tiết thay đổi, do đó khi thời tiết trở lạnh bạn nên mặc đủ ấm cho cơ thể, giữ ấm toàn thân bằng áo ấm, bao tay, tất vớ, khăn choàng cổ, quần dài, hạn chế ra ngoài đường,… Bên cạnh đó, bạn nên tránh làm việc lâu dưới thời tiết lạnh, dưới môi trường có độ ẩm cao. 

d. Ngăn ngừa và điều trị chấn thương dứt điểm

Chấn thương do tai nạn là điều không ai mong muốn nhưng chúng ta cũng nên tránh để cơ thể gặp phải những chấn thương vùng xương khớp. Nếu xảy ra những tình trạng chấn thương như thế người bệnh cần điều trị dứt điểm để không xảy ra những biến chứng không mong muốn. 

e. Tập thể thao

Tập thể thao, vận động thường xuyên là giải pháp để ngăn ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp rất hiệu quả. Tập thể thao giúp cho hệ xương, cơ chắc khỏe, tốt cho tim mạch, tốt cho hệ miễn dịch. Người bệnh có thể tập yoga, bơi lội, chạy bộ, đi bộ,… tránh những môn thể thao vận động mạnh như bóng rổ, bóng đá,…Trong vận động hàng ngày cần tránh những việc nặng nhọc, lao lực quá sức như khiêng vác.

f. Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lý

Giữ trọng lượng cơ thể hợp lý cũng là một biện pháp phòng tránh viêm khớp dạng thấp. Tình trạng béo phì sẽ dẫn đến hiện tượng chèn ép lên các xương, các khớp, khiến xương phải chịu một áp lực quá mức gây nên viêm khớp. 

Ngược lại, người gầy do thiếu chất, thiếu dinh dưỡng nên canxi, vitamin D trong xương thiếu trầm trọng, các mô sụn khớp bị mòn, dịch khớp tiết ra quá ít, quá trình cọ xát sẽ gây ra những cơn đau. Do đó, hãy cân bằng trọng lượng cơ thể để tránh mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. 

Bên cạnh những biện pháp phòng ngừa trên, người bệnh cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống điều độ, hợp lý. Người bệnh nên bổ sung những chất chứa nhiều canxi, vitamin D như xương từ động vật, sữa, hải sản, tôm, cua, ốc,… những dưỡng chất omega 3 từ cá hồi, cá trích, cá người,… và những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, cà chua, súp lơ, cải xoăn,…

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X