Cần cân nhắc kỹ việc nhổ bỏ răng khôn
Trừ các răng mọc lệch hoặc ngầm nhất thiết phải nhổ, còn với các răng khôn mọc thẳng, không thể biết trước liệu chúng có gây biến chứng hay không.
* Tác hại:
-Viêm lợi trùm răng khôn: Là một nhiễm trùng rất hay gặp trong quá trình mọc răng. Bệnh biểu hiện bởi hiện tượng viêm tấy nướu quanh bề mặt răng khôn; đôi khi có kèm theo sốt và đau vùng góc hàm. Người bệnh có thể há miệng hạn chế. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến viêm các tổ chức liên kết, gây sưng mặt. Để giải quyết viêm lợi trùm răng khôn, một số nha sĩ khuyên chỉ nên cắt lợi trùm. nhưng chứng viêm này thường tái phát sau cắt.
-Viêm nha chu: Rất thường xảy ra trên các răng khôn. Theo thống kê của các nước như Mỹ, Anh, Đức..., xương ổ răng và nướu vùng răng khôn rất dễ bị ảnh hưởng. Nếu đo túi nha chu vùng này, thường phát hiện túi sâu trên 5 mm, nhất là ở bệnh nhân có tình trạng vệ sinh răng miệng kém.
-Răng mọc chen chúc: Thường gặp khi các răng khôn mọc kẹt đẩy các răng nằm phía trước. Chỉ một răng khôn nằm thấp hơn (mọc kẹt) cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh, để cuối cùng gây nên sự chen chúc ở các răng cửa. Để ngăn ngừa sự mọc chen chúc các răng, việc nhổ bỏ răng khôn là cần thiết.
-Làm hư các răng khác: Răng khôn mọc kẹt có thể làm hư các răng nằm phía trước nó. Việc mọc kẹt tạo điều kiện cho sự nhồi nhét thức ăn ở mặt xa răng số 7 và dẫn đến sâu răng vùng này. Ngoài ra, nó cũng tạo ra túi nha chu ở mặt xa răng số 7. Một số trường hợp hiếm hơn, các răng khôn mọc kẹt có thể gây tiêu chân răng xa ở các răng kế cận.
-Viêm mô tế bào: Là biến chứng khá nặng với các biểu hiện như má bị phồng lên, da căng, màu bình thường hay hơi đỏ, sờ vào bị đau. Người bệnh đau nhức dữ dội, nhai khó, há miệng khó, có khi cứng hàm hoàn toàn; có thể nóng sốt, mệt mỏi, không ăn ngủ được. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, mủ sẽ thoát ra qua một lỗ rò trong miệng hoặc ra ngoài da.
-U nguyên bào men: Hiếm gặp và cách điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm.
* Lợi ích:
- Có đủ răng: Việc giữ lại răng khôn mọc đúng vị trí chức năng của nó, giúp có bộ răng khỏe, thực hiện đầy đủ các chức năng.
-Giúp phục hình răng: Trong trường hợp mất răng số 7 và nếu răng khôn mọc thẳng, chiếc răng này có thể được dùng làm trụ cho việc phục hình cầu răng của bạn.
-Không phải chịu một cuộc phẫu thuật: Bạn sẽ không phải trải qua một cuộc tiểu phẫu răng khôn và không bị các tai biến có thể xảy đến.
* Những bất lợi:
-Viêm ổ răng khôn: Là biến chứng thường gặp nhất sau khi nhổ, xảy ra nhiều ở người bệnh lớn tuổi, nữ dễ bị hơn nam. Viêm ổ răng khôn chiếm 1-5% tổng số các biến chứng có thể có.
-Nhiễm trùng hậu phẫu: Hiếm gặp hơn.
-Tổn thương dây thần kinh: Gây tê môi, tê lưỡi, thường là tạm thời nhưng đôi khi cũng xảy ra vĩnh viễn. Các tổn thương này nếu kéo dài hơn 6 tháng thì được xem là tổn thương vĩnh viễn.
-Sưng mặt: Rất thường xảy ra, nhất là trong các trường hợp tiểu phẫu răng khôn mọc kẹt hoặc ngầm có khoan xương. Hiện tượng này sẽ giảm dần nếu người bệnh tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của nha sĩ.
* Lợi ích:
- Bệnh nhân càng nhỏ tuổi càng ít gặp các biến chứng, đặc biệt với các răng khôn đã gây khó chịu thì cần nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Mức độ khó khăn cũng như các biến chứng hậu phẫu thường gia tăng theo tuổi.
- Tổn thương mau lành hơn nếu những chân răng khôn được nhổ chưa đóng chóp và xương hàm chưa bị canxi hóa hoàn toàn.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình