Hotline 24/7
08983-08983

Cách phòng ngừa rối loạn nhịp tim, tim đập không đều

Rối loạn nhịp tim là một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo các bệnh lý tim mạch. Nếu để lâu không điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như ngưng tim, đột quỵ... Vậy làm thế nào để phòng ngừa rối loạn nhịp tim?

Bạn có thể phòng ngừa rối loạn nhịp tim nhanh, rung nhĩ bằng cách duy trì lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm cả việc duy trì hoạt động thể chất, có chế độ ăn uống lành mạnh… Những người cao tuổi cũng có thể thực hiện một số cách dưới đây để giảm nguy cơ xuất hiện các cơn rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều:

Nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim

Nếu có thể chẩn đoán sớm bệnh rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh, người bệnh có thể phòng ngừa được nhiều biến chứng tim mạch khác đe dọa tới tính mạng. Hiểu các triệu chứng cảnh báo rung nhĩ và biết khi nào cần đi khám là bước đầu tiên giúp bạn làm được điều này.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (Anh), triệu chứng cảnh báo nhịp tim bất thường rõ ràng nhất đó là đánh trống ngực, cảm giác tim đập nhanh như rung lên trong lồng ngực... Những cơn rối loạn nhịp tim này thường kéo dài từ vài giây đến vài phút, có thể kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, đau tức ngực.

Đau tức ngực, khó thở... có thể cảnh báo rối loạn nhịp tim

Ngoài dựa vào triệu chứng, bạn cũng có thể tự bắt mạch đếm nhịp tim tại nhà để xác định xem nhịp tim của mình có nhanh hơn bình thường hay không. Cách thực hiện: Dùng ngón giữa và ngón trỏ áp sát vào mặt trong của cổ tay bên kia, ở chỗ có các nếp gấp cổ tay. Sau đó, ấn nhẹ vào và di chuyển xung quanh cổ tay đến khi thấy mạch đập.

Nếu bạn thấy số nhịp đập trong 1 phút không nằm trong khoảng 60 - 100, có nghĩa là bạn đang có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim.

Duy trì lối sống năng động

Nhiều chuyên gia cho rằng, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, 4 - 5 ngày/tuần có thể giúp ổn định nhịp tim và ngăn ngừa rung nhĩ. Bên cạnh đó, tập thể dục còn giúp duy trì cân nặng ổn định, hạ huyết áp, cholesterol máu - cả hai đều là những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây rối loạn nhịp tim.

Có chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho tim mạch

Có chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát nhịp tim tốt hơn

Một chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều chất xơ, các loại cá béo, trái cây, rau củ… có thể ngăn chặn các yếu tố gây rối loạn nhịp, chẳng hạn như cholesterol cao và bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa nguyên kem, thực phẩm giàu chất béo bão hòa (trong các loại thịt đỏ), tránh ăn nhiều muối… vì những thực phẩm này có thể làm tăng nồng độ cholesterol, tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim nhanh.

Ngừng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia


Dịch vụ Y tế Quốc gia (Anh) cho biết, tiêu thụ quá nhiều rượu bia và có thói quen hút thuốc lá có thể kích hoạt các cơn rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều. Đặc biệt, hút thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi - một trong những yếu tố nguy cơ gây rung nhĩ.

Không chỉ vậy, uống quá nhiều rượu bia khiến bạn dễ bị mất nước. Điều này cũng làm tim phải đập nhanh hơn, và tăng nguy cơ mắc xuất hiện nhịp tim không đều.

Đi khám sức khỏe thường xuyên

Đi khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp và các yếu tố gây rối loạn nhịp tim tốt hơn. Trong trường hợp bạn đã có cơn rối loạn nhịp tim, các bác sỹ có thể kê đơn thuốc chống loạn nhịp tim để ổn định nhịp tim nhanh chóng.

Theo Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X