Hotline 24/7
08983-08983

Cách dùng cây xương khỉ trong phòng và điều trị bệnh hiệu quả

Nói đến cây xương khỉ có lẽ rất ít người biết đến mà thường nhầm tưởng đến cây con khỉ hay còn gọi là cây hoàn ngọc. Nhưng nếu gọi là cây bìm bịp thì hầu như ai cũng biết về loài cây này, đặc biệt là người dân miền Nam Bộ.

Tuy là một loại cây khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng cây xương khỉ để phòng và điều trị bệnh.

1. Cây xương khỉ


Cây xương khỉ còn gọi là cây gì? Cây xương khỉ hay còn gọi là cây bìm bịp, cây mảnh cộng. Đây là một trong những vị thuốc nam cổ truyền được người xưa sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh về bong gân, đau nhức cơ, gãy xương, giúp cho xương chóng liền.

Cây bìm bịp còn gắn liền với sự tích về chim bìm bịp (một loài chim quý của Việt Nam). Loài chim này thường lấy cây bìm bịp để đắp lên vết thương cho con non giúp con non nhanh liền vết thương.

Cây xương khỉ mọc ở đâu? Đây là loại cây khá quen thuộc trong đời sống của người dân ở các vùng nông thôn nước ta. Người dân vẫn quen dùng lá và đọt non của cây xương khỉ để là rau nấu canh rất thơm ngon và thanh mát.

Ngoài ra, lá của cây xương khỉ khi phơi khô sẽ có mùi rất thơm, ở vài nơi người ta còn dùng lá của nó để làm nên món bánh mảnh cộng thơm ngon.

Hoa cây xương khỉ có màu gì? Cây xương khỉ thuộc loại cây nhỏ, mọc thành bụi, cây có thể cao tới 3m. Cây thường có hoa màu đỏ hay hồng rủ xuống ở ngọn. Phiến lá hình mác hay thuôn, mặt lá xương khỉ hơi nhăn, mềm, bóng, màu xanh thẫm. Cây có quả hình trùy dài khoảng 1,5cm.

Cây xương khỉ mọc dại ở nhiều vùng nông thôn Nam Bộ, cũng rất dễ trồng và dễ chăm sóc, còn có thể dùng làm cây kiểng trong nhà. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

2. Cách trồng cây xương khỉ


Gieo trồng cây xương khỉ: Thời gian thích hợp là tháng 5 - 6. Do hạt rất dày vì thế nên dùng dao rạch xung quanh hạt và ngâm hạt trong nước một đêm trước khi tiến hành trồng, để hạt thấm nước. Mỗi lần cắm một hạt vào độ sâu 2cm trong đất trồng, và trồng trong chậu.

Đất trồng gồm đất Akadama hạt nhỏ, đất mùn và than mụi rơm với tỉ lệ lần lượt 5:4:1. Nên tưới nhiều nước và đặt chậu cây nơi có đủ ánh nắng.

Ngắt bỏ chồi ngọn: Sau khi cây ra 10 lá nên kiểm tra dây leo, nhánh thô để cây phát triển tự nhiên, nên ngắt bỏ chồi ngọn ở nhánh non và yếu để giúp nhánh cây phát triển. 

3. Cây xương khỉ chữa được những bệnh nào?


Ngày nay, thông qua các thử nghiệm và công trình nghiên cứu của nước ngoài, người ta cho rằng cây xương khỉ có tác dụng kìm chế sự phát triển của khối u ác tính.

Do vậy, hiện nay cây xương khi được sử dụng làm thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Đã có rất nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, sử dụng cây thuốc này để điều trị bệnh và đã có những tiến triển nhất định.

Không những có giá trị thực phẩm, các bộ phận của cây xương khỉ còn có giá trị dược liệu dùng để hỗ trợ chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian và một số nghiên cứu thì cây xương khỉ có một số tác dụng điều trị bệnh như:

- Tác dụng mát gan, lợi mật.
- Tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Tác dụng hỗ trợ chữa vàng da, viêm gan, men gan cao.
- Tác dụng hỗ trợ điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp.
- Tác dụng cầm máu, trị bong gân, nhanh liền xương cho những người bị gãy xương.
- Tác dụng tiêu thũng, giảm đau, chống viêm, hạ sốt, điều hoà kinh nguyệt cho phụ nữ.
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

3. Cách sử dụng cây xương khỉ điều trị bệnh hiệu quả


Lá, thân cây và rễ cây xương khỉ đem phơi khô và sắc lên với một số loại thuốc bắc khác rồi uống có thể hỗ trợ điều trị ung thư rất tốt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Cách sử dụng cây xương khỉ để điều trị bệnh hiệu quả: Đối với từng loại bệnh khác nhau sẽ có liều lượng khác nhau.

Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp:

Lấy 30g cây xương khỉ kết hợp cùng 20g cây dâu tằm, 20g cây gối hạc và 20g cây trâu cổ đem đi rửa thật sạch rồi bỏ vào nồi, cho 1,5 lít nước vào, nấu với lửa vừa phải cho đến khi lượng nước còn khoảng 300ml thì tắt bếp và đổ nước ra bình.

Cách uống: Chia làm ba lần uống và uống sau mỗi bữa ăn. Sử dụng liên tục như vậy trong nửa tháng sẽ thấy xương, khớp hết sưng và đỡ đau nhức hơn hẳn.

Chữa lở loét ở miệng:

Lấy 50g lá xương khỉ tươi bỏ vào cối và cho thêm ít nước lọc rồi giã nát, vắt lấy nước uống. Phần bã còn lại không nên vứt đi mà nên dùng để đắp lên vết lỡ loét. Làm vài lần như vậy bạn sẽ thấy vết loét từ từ lành lại.

Hỗ trợ điều trị vàng da, viêm gan mãn tính:

Bài thuốc gồm 30g cây xương khỉ khô kết hợp với 20g râu ngô, 12g lá vọng cách, 12g trần bì và 16g sâm đại hành.

Đem tất cả những vị thuốc này rửa sạch cho vào ấm và đổ vào 1lít nước rồi bắt lên bếp nấu cho sôi tầm 30 phút là được.

Cách uống: Chia lượng thuốc vừa sắc được làm 3 phần để uống trong ngày.

Uống như vậy liên tục khoảng nửa tháng sẽ thấy bệnh tiến triển theo chiều hướng tốt.

Hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống:

Đối với bệnh thoái háo cột sống thì nên áp dụng kết hợp hai cách là đắp và uống thì mới đem lại hiệu quả tốt.

Lấy 80g cây xương khỉ, 50g ngải cứu tươi và 50g củ sâm đại hành tươi đem đi rửa sạch rồi giã chung lại với nhau cho nhuyễn (lưu ý đừng cho nước vào giã).

Tiếp đến, đem hỗn hợp mới giã xào với ít giấm, sau đó đắp lên chỗ đau (nên đắp lúc hỗn hợp còn nóng mới có hiệu quả tốt nhưng cũng cần chú ý dừng để nóng quá kẻo bị bỏng) rồi băng lại cho cố định. Chỉ đắp vào buổi tối ngủ tới sáng thì tháo ra.

Hỗ trợ điều trị ung thư:

- Cây xương khỉ tươi: Sử dụng 200g cây xương khỉ tươi xay lấy nước uống uống hàng ngày.

- Cây xương khỉ khô: Lấy khoảng 100g khô, nấu với 1 lít nước, uống trong ngày. Sử dụng liệu trình liên tục và cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý.

4. Những lưu ý trong quá trình sử dụng cây xương khỉ để hỗ trợ điều trị bệnh


Không phải ai cũng có thể dùng cây xương khỉ để chữa bệnh, do đó khi muốn sử dụng vị thuốc này cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Cũng như những cây thảo dược khác, mặc dù có công dụng tốt trong việc phòng và chữa trị bệnh rất hiệu quả nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng cây thuốc này:

- Giống cây xương khỉ có tính mát nên những người bị huyết áp thấp hay có thể hàn nên thận trọng khi sử dụng và không nên dùng nhiều.

- Đối với trường hợp đang dùng thuốc để hỗ trợ điều trị thoái hoá cột sống thì nên kiêng ăn măng.

- Cây xương khỉ là một cây thuốc nam nên thường có tác dụng lâu dài nên người bệnh cần kiên trì sử dụng, hơn nữa hiệu quả của cây cũng còn phụ thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người.

Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có thể trả lời được câu hỏi cây xương khỉ có phải là cây hoàn ngọc không. Qua đó,biết thêm được một loại thảo dược tốt cho sức khoẻ, đó là cây xương khỉ.

Khiết Ngọc (Tổng hợp)
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X