Hotline 24/7
08983-08983

Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ vừa chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc người già có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ. Hướng dẫn từ bổ sung dinh dưỡng đến cách tập luyện, cải thiện không khí gia đình, giữ an toàn cho người bệnh...

- Về dinh dưỡng: Cần cung cấp cho bệnh nhân đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các acid béo; các loại vitamin B, C; một số yếu tố vi lượng cần thiết khác như: kẽm, sắt, kali, calci... Đặc biệt, cần bổ sung kẽm - vi lượng có tác dụng điều trị dự phòng sa sút trí tuệ - một cách đầy đủ và hợp lý. Kẽm có nhiều trong sò, thịt, trứng, sữa...

Ngoài ra, cần cho người bệnh uống đủ nước trong ngày. Tổng số nước mà người bệnh nên đưa vào cơ thể mỗi ngày là 2 lít. Nên uống nhiều nước hoa quả, đặc biệt là những loại quả có chứa nhiều vitamin C.

- Động viên bệnh nhân tham gia các hoạt động thể dục nhằm nâng cao sức khoẻ, những hoạt động có tác dụng đối với tâm lý như: chăm sóc hoa, nuôi cá, vẽ, đi bộ... Ngoài ra còn có thể đọc báo, nghe đài, xem vô tuyến..

- Tăng cường khả năng tập luyện của bệnh nhân, chú ý đến khả năng tự lý giải trong sinh hoạt, giúp bệnh nhân tăng cường giao lưu, tham gia các hoạt động xã hội; tập luyện khả năng tư duy, ghi nhớ, tính toán.. Qua đó làm tăng khả năng tư duy và cải thiện lời nói của bệnh nhân.

- Giữ an toàn cho bệnh nhân: Đối với những bệnh nhân nặng, khi chăm sóc cần giữ an toàn cho người bệnh, không nên để người bệnh tự ra ngoài một mình vì dễ bị lạc đường. Tốt nhất nên thường xuyên để bệnh nhân mang theo một tấm danh thiếp trong đó có ghi họ tên bệnh nhân, địa chỉ, số điện thoại liên hệ. Nhìn chung nên có một người thường xuyên đi theo chăm sóc vì ngoài chuyện lạc đường, người bệnh còn có thể ngã gây chấn thương, gãy xương, đặc biệt là đối với những người ở trên tầng cao.

Khi bệnh nhân ăn uống, cần chú ý theo dõi vì các vật lạ có thể lọt vào khí quản gây tắc đường thở và có thể gây tử vong. Đặc biệt là khi trong thức ăn có món cá, cần đảm bảo gỡ bỏ hết xương trước. Không nên để người bệnh ngủ một mình, phòng các trường hợp hoả hoạn, khí than gây ngộ độc.

Chú ý những vật dụng dễ gây nguy hiểm cho bệnh nhân như: bình nước nóng, các thuốc, các chất hoá học, ổ điện, dao... cần phải để ở những nơi an toàn (là những nơi không dễ lấy đối với bệnh nhân) để đề phòng những sự cố nguy hiểm ngoài ý muốn.

Tốt nhất là có một người luôn theo sát bệnh nhân để đề phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra.

- Cải thiện không khí gia đình: Không khí sinh hoạt của gia đình có tác động không nhỏ đến diễn biến bệnh sa sút trí tuệ. Không khí gia đình ấm áp sẽ có tác động tích cực đến tâm lý và tình trạng của bệnh nhân.

Điều trị và dự phòng các bệnh cơ thể khác ở người sa sút trí tuệ. Người sa sút trí tuệ không biết cách tự chăm sóc cơ thể mình, không phân biệt được nóng lạnh và những nguy hiểm nên rất để phát sinh các loại bệnh tật khác. Vì vậy, nên thường xuyên chú ý tới những thay dổi của người bệnh, đặc biệt là về ăn uống ngủ, đại tiểu tiện để phát hiện những bất thường, dễ dàng đưa bệnh nhân tới bệnh viện để khám và điều trị.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X