Cách điều trị bất đồng khúc xạ thế nào?
Mắt phải tôi cận 4 độ, mắt trái cận 1 độ, bác sĩ nói tôi bị bất đồng khúc xạ. Xin hỏi bất đồng khúc xạ là gì? Cách điều trị thế nào? (Nguyễn Thị Q, Tân Bình)
Chào bạn,
Hai mắt được cho là bất đồng khúc xạ khi sự khác biệt giữa hai mắt từ 2 diop trở lên (hoặc độ cận thị hoặc độ loạn thị). Trong trường hợp của bạn, một mắt cận thị -4D, một mắt cận thị -1D, chênh lệch 3 D.
Khi sự chênh lệch giữa hai mắt càng cao, khả năng nhìn bằng 2 mắt của người bệnh càng giảm, người bệnh có khuynh hướng sử dụng mắt có độ cận thị nhẹ hơn. Theo thời gian, mắt ít sử dụng sẽ giảm thị lực, trở thành nhược thị và bị lé ra ngoài.
Điều trị bất đồng khúc xạ rất quan trọng, vì giúp người bệnh tránh được biến chứng nhược thị.
Với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, cố gắng tập đeo kính điều chỉnh hoàn toàn độ cận thị. Trẻ càng nhỏ, khả năng đeo kính chênh lệch giữa 2 mắt càng cao.
Ở người lớn, rất khó đeo kính gọng điều chỉnh hết độ nếu chênh lệch cao. Trường hợp này có thể đeo kính đúng độ một bên, giảm độ 1 bên còn lại nếu bệnh nhân đến tuổi 40, hoặc mang kính áp tròng hay phẫu thuật khúc xạ điều chỉnh hoàn toàn độ khúc xạ nếu bệnh nhân còn trẻ.
Kính áp tròng và phẫu thuật khúc xạ là phương pháp tối ưu cho người bị bất đồng khúc xạ. Khoa khúc xạ BV Mắt có phòng tư vấn sử dụng kính áp tròng cũng như các phương pháp phẫu thuật khúc xạ tuỳ thuộc vào độ khúc xạ, tuổi và đặc điểm của từng người bệnh.
Theo BS.CKII Hà Tư Nguyên - BV Mắt TPHCM
Phó Trưởng khoa Khoa Khúc xạ
Phó Trưởng khoa Khoa Khúc xạ
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình