Cách chăm sóc trẻ bị chấn thương mô mềm
Trẻ em cũng có thể bị bong gân, trật khớp hay căng cơ. Nếu bệnh không được sơ cứu, chữa trị kịp thời thì trẻ hay bị di chứng về sau.
Các chấn thương tại mô mềm rất phổ biến, thường là nhẹ, nhưng đôi khi có thể khá nghiêm trọng. Các chấn thương cũng có thể xảy ra một vài lần tại cùng một vị trí.
Bong gân là trường hợp gân bị kéo giãn do vận động quá mạnh. Căng cơ là tình trạng các thớ cơ căng giãn hơn bình thường, vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ.
Triệu chứng của chấn thương mô mềm
Biểu hiện phổ biến của chấn thương phần mềm là sưng, đau trong tư thế bình thường và khi vận động. Mức độ sưng và đau phụ thuộc vào vị trí tổn thương.
Một biểu hiện khá phổ biến nữa là hạn chế vận động. Tùy thuộc mức độ và vị trí tổn thương, các chấn thương này có thể ít nhiều ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Các chấn thương nặng có thể khiến trẻ em phải ngồi một chỗ, hạn chế vận động và không thể tham gia các hoạt động được.
Nguyên nhân gây chấn thương mô mềm
Bong gân và căng cơ gây ra do tình trạng xoắn, kéo giãn hoặc co (cơ) đột ngột hay quá mức. Lực này kéo giãn hay thậm chí làm rách các sợi cơ, gân và dây chằng, và đôi khi có thể khiến cơ, gân hoặc dây chằng đứt rời khỏi vị trí neo bám ở xương.
Chăm sóc trẻ bị chấn thương mô mềm tại nhà
Phần lớn những chấn thương mô mềm là nhẹ và chỉ cần chăm sóc tại nhà. Trong những ca chấn thương rất nhẹ, trẻ vẫn có thể tiếp tục tham gia các hoạt động hàng ngày.
Chăm sóc chấn thương mô mềm đúng cách sẽ giúp:
Cách chăm sóc chấn thương mô mềm
- Thời điểm trẻ có thể hoạt động bình thường trở lại phụ thuộc nhiều vào mức độ tổn thương.
- Đối với các chấn thương nhẹ đến trung bình, việc di chuyển và vận động nhẹ có thể giúp trẻ nhanh lành chấn thương hơn.
- Các chấn thương nặng có thể phải mất từ 4 – 6 tuần để bình phục, các hoạt động quá sớm có thể khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn hoặc dai dẳng khó lành hoàn toàn.
Cách phòng các chấn thương mô mềm
- Nhiều chấn thương phần mềm có thể được ngăn chặn bằng cách sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân như mũ bảo hiểm, bao bảo vệ cổ tay, đầu gối…
- Khởi động và làm nóng cơ thể trước khi vào hoạt động thể dục, thể thao cũng rất quan trọng để bảo vệ các khớp nối và dây chằng.
Khi nào nên đưa trẻ tới bác sỹ
Hãy hỏi ý kiến bác sỹ khi trẻ có các biểu hiện sau đây:
Hãy đưa trẻ đi cấp cứu nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện: Trẻ bị tê cứng, lạnh cóng hay mất cảm giác tại vùng bị thương trong một thời gian dài. Biến dạng phần cơ thể bị chấn thương. Trẻ bị đau dai dẳng kéo dài mặc dù đã uống thuốc giảm đau. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình