Các vị thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, y học cổ truyền dùng các vị thuốc có tác dụng làm hạn chế axit dạ dày, kháng khuẩn, làm lành vết loét.
Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh phổ biến, diễn tiến có thể gây ra các biến chứng chảy máu, thủng, hẹp môn vị hoặc thoái hóa ác tính các ổ loét dạ dày.
Để điều trị, y học cổ truyền dùng các vị thuốc có tác dụng làm hạn chế axit dạ dày, kháng khuẩn, làm lành vết loét dưới đây.
Mai mực: Vị hàm,
tính ôn, quy kinh can, thận, có tác dụng thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chỉ
huyết.
Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, cam tẩu mã, băng lậu, đới hạ, đau loét dạ dày hành tá tràng, âm nang lở ngứa. Cách dùng: Ngày 5 - 9g, dạng thuốc bột hoặc phối hợp trong các bài thuốc.
Củ nghệ vàng: Vị
tân, khổ, tính ôn, quy kinh can, tỳ, có tác dụng hành khí, phá huyết, chỉ
thống, sinh cơ.
Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức ngực sườn, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau sinh do máu xấu không sạch, kết hòn cục hoặc ứ huyết do sang chấn, viêm loét dạ dày tá tràng, vết thương lâu liền miệng. Cách dùng: Ngày từ 6 - 12g, dạng thuốc sắc hoặc bột.
Kê nội kim (lớp màng
trong đã phơi hoặc sấy khô của mề con gà): Vị cam, tính bình, quy kịnh tỳ,
vị, tiểu trường, bàng quang.
Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Cách dùng: Ngày 5 - 9g, dạng thuốc bột hoặc phối ngũ trong các bài thuốc.
Theo Lương y Nguyễn Văn – Khoa học & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình