Các lưu ý cho bệnh nhân viêm gan B tiêm vắc xin phòng COVID-19
Những người mắc bệnh mạn tính nói chung và viêm gan B, C nói riêng, có thể có nguy cơ cao gặp các triệu chứng nghiêm trọng do COVID-19. Vắc xin phòng COVID-19 là một "lá chắn" đối với dịch bệnh này.
Người mắc viêm gan B dễ gặp triệu chứng nặng khi mắc COVID-19
Mặc dù con số thống kê không cho thấy tỉ lệ bệnh nhân mắc viêm gan B mắc COVID-19 cao hơn nhóm khác.
Tuy nhiên bệnh nhân mắc COVID-19 trên nền viêm gan B có thể làm cho tình trạng viêm gan nặng hơn. Đó là do khi mắc COVID-19, bệnh nhân phải dùng một số thuốc điều trị triệu chứng của COVID-19 (ví dụ như thuốc hạ sốt) làm ảnh hưởng xấu đến chức năng gan.
Theo CDC (Mỹ), một số bệnh nhân nhập viện do COVID-19 đã có mức men gan cao hơn. Men gan tăng có thể là dấu hiệu gan của bệnh nhân đang bị tổn thương tạm thời. Những người bị xơ gan có thể thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19.
Một số nghiên cứu cho thấy những người trước đó đã mắc bệnh gan (bệnh gan mãn tính, xơ gan hoặc các biến chứng liên quan) và được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19 thuộc nhóm có nguy cơ cao bị tử vong so với những người trước đó chưa mắc bệnh gan.
Người mắc bệnh mạn tính nói chung và viêm gan B, C nói riêng có thể có nguy cơ cao gặp các triệu chứng nghiêm trọng do COVID-19, nhưng không phải người mắc viêm gan B nào cũng được tiêm vắc xin.
Vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp bảo vệ người mắc viêm gan B
Cách tốt nhất để phòng mắc COVID-19 là tránh phơi nhiễm với virus gây bệnh. Do đó, người dân nói chung và người mắc bệnh viêm gan B cần thực hiện giãn cách xã hội, thực hiện 5K đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tiêm vắc xin đối với người mắc viêm gan B cũng là một trong những biện pháp giúp phòng COVID-19. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân trong nhóm bệnh này e ngại về tình trạng tiêm vắc xin phòng COVID-19. Họ lo rằng khi tiêm một loại virus lạ, dù rất yếu vào người, có thể "kích hoạt" virus viêm gan B hoạt động trở lại.
Đối với những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B chưa phải dùng thuốc ức chế virus, dù tải lượng virus cao hay thấp, hoặc bệnh nhân đang điều trị thuốc ức chế virus, đều không có chống chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19. Điều này được áp dụng cả đối với bệnh nhân bị viêm gan C (HCV ) hay HIV.
Tuy nhiên, riêng đối với bệnh nhân đang bị viêm gan cấp, có biểu hiện mắt vàng, tăng men gan, suy gan, tiểu cầu giảm thì nên trì hoãn tiêm vắc xin, đợi đến khi điều trị bệnh viêm gan cấp ổn định sẽ có chỉ định sau. Hiện tại ở Việt Nam, một số bệnh viện tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho bệnh nhân ghép gan rất tốt.
Khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, người bệnh cần lưu ý gì?
Trong một group bệnh viêm gan B, rất nhiều thắc mắc các vấn đề liên quan đến tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Thậm chí bệnh nhân "hướng dẫn" nhau cần phải "ngừng uống thuốc ức chế virus viêm gan B khi tiêm phòng COVID-19 trong 2 tuần".
Nhiều chuyên gia bức xúc: Mỗi ngày tôi nhận được hàng chục tin nhắn, cuộc gọi của bệnh nhân hỏi về việc có nên ngừng uống thuốc ức chế virus viêm gan B để tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không? Và đây là những hướng dẫn sai lầm, nếu bệnh nhân thực hiện theo thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế và Hiệp Hội Gan Mật trên thế giới không có khuyến cáo nào cho bệnh nhân viêm gan B, C và HIV phải ngừng thuốc sau tiêm vắc xin phòng COVID-9.
Chính vì thế, đối với người mắc viêm gan B đang dùng thuốc ức chế virus vẫn phải uống thuốc đúng, đủ trước, trong sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Nếu ngừng thuốc ức chế virus viêm gan B thì có thể gây bùng phát viêm gan B, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Bệnh nhân bị viêm gan B trước, trong và sau tiêm vắc xin vẫn được khám sàng lọc và theo dõi bình thường như người không bị viêm gan B.
Luôn tuân thủ và duy trì các liệu trình chăm sóc gan thường xuyên, ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh!
Bệnh nhân viêm gan B cần làm gì trong mùa dịch?
Trong mùa dịch, bệnh nhân mắc viêm gan B có tâm lý ngại đi tái khám và sử dụng thuốc ức chế virus không đều, làm ảnh hưởng đến bệnh viêm gan.
Chính vì vậy, trong mùa dịch bệnh nhân viêm gan B chú ý dùng thuốc đều. Nếu không đến được bệnh viện khám định kỳ do giãn cách, thì cần đến những cơ sở y tế gần nhà để kiểm tra.
Hoặc gọi điện đến trung tâm y tế cử nhân viên đến tận nhà lấy máu xét nghiệm thường quy. Điều quan trọng nhất là cần gọi điện cho bác sĩ chuyên khoa đang theo dõi để nhận được tư vấn cần thiết.
Tham khảo thêm:
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình