Hotline 24/7
08983-08983

BS Ngô Đức Hùng: Nước rửa tay khô mùa dịch COVID-19 lựa chọn sao cho đúng?

BS Ngô Đức Hùng, tác giả 2 ấn phẩm: “Để yên cho bác sĩ hiền” và “3 phút sơ cứu” có bài chia sẻ trên trang cá nhân về chuyện nước rửa tay khô mùa dịch COVID-19, lựa chọn nước rửa tay sao cho đúng.

Tiếp tục chuyện nước rửa tay khô mùa dịch COVID-19.

Hôm trước, đã nói đến tác hại của việc dùng nước tay khô không rõ nguồn gốc, tỉ lệ không đảm bảo, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trên da, làm mất cân bằng đề kháng da, hại nhiều hơn lợi rồi. Hôm nay, mình nói nốt vụ này cho xong luôn chủ đề về nước rửa tay khô an toàn.

Nước rửa tay khô phải đảm bảo thành phần chính gốc rượu (cồn - tự nhiên hoặc công nghiệp) đạt nồng độ ít nhất 60% mới đạt yêu cầu diệt khuẩn. Vì ở nồng độ này, nó giúp phá vỡ các liên kết phân các phân tử protein trên màng tế bào vi sinh vật, làm chúng biến tính, biến dạng, mất nước và ngỏm củ tỏi. Đối với thể loại ăn bám đại tài nhưng “mặt mỏng” như virus thì cấu trúc lại càng đơn giản hơn, nên nước rửa tay khô cũng quét chúng phát một.

Ví dụ như “em” COVID19. Em có lớp vỏ với hàng đống gai xung quanh trông như cái vương miện (corona nghĩa là vương miện). Các chất gốc rượu phá vỡ được lớp vỏ này dễ dàng, làm rụng tiệt cả gai xung quanh như… gọt vỏ dứa. Thế là xong đời em ấy vì không còn gì để bám vào vật chủ nữa -> bất hoạt -> “ngỏm”.

Một số virus khác cũng vậy. Tất nhiên, trừ “thằng điên” bại liệt - thằng này có cái vỏ đặc biệt mà nước rửa tay khô không có tác dụng gì với nó, nhưng đã có vaccine phòng ngừa nên đỡ lo thành ra cũng không bàn vào làm gì.

Và để tăng thêm hiệu quả diệt khuẩn, nhà sản xuất còn thêm vào sản phẩm một số chất sát trùng khác nữa. Do đó, nước rửa tay khô trở thành vật bất ly thân và quan trọng chẳng kém gì cái ống nghe đối với các bác sĩ và nhân viên y tế vì không phải lúc nào cũng có thể rửa tay bằng xà phòng 20s rồi xả dưới vòi nước chảy ngay được. Cứ mỗi lần khám xong là lại bóp bóp xịt xịt xoa xoa hai tay rồi lại tiếp tục khám. Mỗi ngày từ vài chục đến cả trăm lần bóp xịt xoa tùy vào số lượng bệnh nhân đông hay vắng.

Bởi sự tiện lợi của nước rửa tay khô, nên từ hồi thị trường trong nước còn xa lạ với món này, mỗi lần đi nước ngoài, mình thường vào hiệu thuốc chọn các nhãn hiệu lớn, mua về tích trữ, dùng dần. Và cũng chính vì thế, trong cuốn sách 3 Phút Sơ Cứu, trang đầu tiên mình viết là hướng dẫn sử dụng nước rửa tay khô. Và nó là 1 trong 10 dụng cụ trong bộ sơ cứu của mỗi gia đình. (Được mọi người tin tưởng, đến nay, sau 2 tháng phát hành, cũng đã được gần 20 nghìn bản).

Trong mùa dịch thì nước rửa tay khô đắt hơn vàng, hàng hiếm có tiền cũng không chắc mua được. Để giải cứu tình trạng “đói” tạm thời, WHO đã hướng dẫn người dân tự pha nước rửa tay khô để dùng đỡ. Cơ mà nói thì hay, bắt tay vào tự làm và dùng thì có khi người yêu giấu luôn tay không cho nắm. Không phải vì đảm bảo phòng bệnh, mà là khô quá không khác gì vỏ cây xà cừ nên nàng không cho nắm. Lí do? Các chất sát trùng, tinh dầu thơm… bay hơi, gây mất nước, kích ứng. Chưa kể một số chị em có làn da nhạy cảm thì không khác gì cánh đồng hạn mùa hạ, da bong tứ tung, xét về mặt thẩm mỹ thì… (nói nữa có khi các chị em rụng trứng mang ném chết mình, hehe).

Nước rửa tay khô như đồng chí ác nhân Thanos trong MCU, tiêu diệt mọi team làm cân bằng lại thế giới, nếu không cẩn thận thì tổn hại cả những gì hắn ta muốn bảo vệ. Dùng lâu dài, ngoài hiệu quả sát khuẩn, cũng phải biết chăm sóc đôi bàn tay của mình với những thành phần làm ẩm, dưỡng và bảo vệ da tay. Thế nên, tốt nhất là vẫn nên mua của các hãng lớn để dùng thì vẫn hơn. Nguồn gốc được đảm bảo, chất lượng được kiểm nghiệm, còn thêm những dưỡng ẩm cho da. Nói chung, để chọn mua nước rửa tay khô thì lưu ý mấy điều sau:

- Lấy hàng tại những địa điểm uy tín như hiệu thuốc lớn, siêu thị.

- Chọn sản phẩm của các thương hiệu lớn, đã được kiểm định an toàn từ các cơ quan uy tín.

- Sản phẩm có nồng độ cồn tối thiểu 60% để đảm bảo khả năng diệt khuẩn theo khuyến cáo từ CDC.

- Lựa chọn các thành phần lành tính, an toàn, không làm khô da khi thường xuyên sử dụng, không chứa các loại tinh dầu, hay nước hoa tổng hợp dễ gây kích ứng cho da.

Còn đây là 1 phút dành cho quảng cáo:

Lifebuoy cũng đã sản xuất gel rửa tay khô trong nước rồi. Đây là loại mà mình thường đi hót tại các nhà thuốc khi đi nước ngoài vì:

- Đảm bảo nồng độ cồn khuyến nghị của WHO và CDC. Hỗn hợp cồn là ethanol (cồn từ gạo) và isopropyl alcohol (nghe đồn nhập khẩu từ Hàn).

- Bổ sung thêm vitamin E và Glycerin để dưỡng ẩm và làm mềm da tay, không bị khô tay như nhiều loại gel khác (một nhân vật chuyên xài gel rửa tay khô cho biết, hehe)

- Thành phần nguyên liệu lành tính

- Mùi dễ chịu (quá tiện, hehe)

- Thương hiệu sạch khuẩn uy tín, được Viện Pasteur TPHCM chứng nhận cái khoản bảo vệ khỏi vi khuẩn 99.9%

Thế cho nên dù em nó mới chào đời còn chưa kịp đầy tháng đã cháy hàng trên mọi mặt trận. Hôm qua, thấy trên trang online có hàng, liền tranh thủ mua cả loạt, chưa kịp click thanh toán đã báo hết hàng (hehe). Nên thôi các mẹ thấy ở đâu thì lấy đi. Chứ còn chai trong hình là mình mặt dày đi trấn mà có. Chúc các mẹ may mắn!!!

FB Hung Ngo

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X