Hotline 24/7
08983-08983

Bổ sung dòng sữa chuyên biệt tác động đến trái tim người cao tuổi thế nào?

Để cơ thể khỏe mạnh và có một trái tim khỏe cần hạn chế ăn những chất béo có hại, có lối sống hạn chế lo âu, hạn chế stress, cũng như vận động thể lực phù hợp. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, nếu trong bữa ăn hằng ngày không đủ các dưỡng chất có thể uống những sản phẩm sữa công thức chuẩn, công thức chuyên biệt để đảm bảo đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Phần 1: Thực phẩm TỐT nên ăn và XẤU cần tránh cho trái tim khỏe mạnh

Phần 3: Trà, cà phê có tốt cho tim mạch không?

1. Khi hệ tiêu hóa lão hóa, cần làm gì để tăng cường khả năng hấp thu cho người lớn tuổi?

Thực tế, hệ tiêu hóa của người lớn tuổi đã lão hóa, kéo theo khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cũng giảm. Chúng ta cần làm gì để tăng cường khả năng hấp thu cho người lớn tuổi, thưa BS?

BS.CK2 Dương Thị Kim Loan - Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Thống Nhất trả lời: Cùng với quá trình lão hóa các cơ quan, hệ thống trong cơ thể thì hệ tiêu hóa lão hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng dinh dưỡng người cao tuổi. Cụ thể chúng ta thấy rằng:

- Việc dung nạp thức ăn từ miệng vào và khả năng nhai nuốt của người cao tuổi kém hơn so với người trẻ.

- Đến việc thức ăn đi xuống dạ dày cũng chậm hơn.

- Nhu động thực quản, nhu động dạ dày, ruột cũng thay đổi theo hướng khó tiêu hóa thức ăn.

- Hệ tiêu hóa tiết ra những enzyme để tiêu hóa chất đạm, chất bột đường, chất béo cũng giảm đi so với người trẻ.

Để người cao tuổi có tình trạng dinh dưỡng tốt cần:

- Lựa chọn thực phẩm an toàn, dễ tiêu hóa như chọn cá nhiều hơn thịt vì cá dễ hấp thu hơn và thịt thì dai hơn, có sớ nhiều hơn trong khi người cao tuổi khó nhai nuốt và khó hấp thu.

- Dù ăn đủ 3 bữa/ngày tuy nhiên lượng năng lượng, các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thường không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên người cao tuổi ngoài các bữa ăn chính (sáng, trưa, chiều) nên bổ sung các dưỡng chất như những công thức chế biến sẵn để uống. Vừa dễ tiêu hóa hấp thu, vừa bổ sung lượng calo tốt cho cơ thể để duy trì tình trạng dinh dưỡng tối ưu.

2. Sữa công thức chuyên biệt là gì và mang lại lợi ích nào cho người lớn tuổi?

Hiện nay trên thị trường, Nutifood có dòng sữa Värna với công thức chuyên biệt dành riêng cho người trưởng thành Việt được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm “chuyên biệt”.

- Dưới góc độ dinh dưỡng, nhờ BS giải thích cho khán thính giả hiểu rõ hơn, công thức “chuyên biệt” cho người trưởng thành Việt nghĩa là gì?

- Việc bổ sung thêm các dòng sữa chuyên biệt dành riêng cho người trưởng thành, người lớn tuổi mang lại những giá trị dinh dưỡng nào cho ông bà, cha mẹ chúng ta ạ?

BS.CK2 Dương Thị Kim Loan trả lời: Nói đến sữa, chúng ta có các dòng sữa như sữa bò, sữa tươi, sữa bột hay sữa nước. Tuy nhiên những dòng sữa này không gọi là sữa chuyên biệt vì không chú ý đến việc chọn các dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là người cao tuổi và hệ tim mạch.

Khi một dưỡng chất, một công thức gọi là sản phẩm sữa chuyên biệt như Värna của Nutifood chúng ta hoàn toàn có thể an tâm. Vì trong công thức chế biến ra sản phẩm đã được nghiên cứu khoa học chứng minh về chất lượng, về thành phần, đặc biệt nêu rõ dưỡng chất tốt cho hệ tim mạch và đã trải qua những thử nghiệm lâm sàng.

3. MUFA, PUFA, vitamin K2 trong các sản phẩm sữa chuyên biệt mang lại lợi ích gì?

Trong các sản phẩm sữa chuyên biệt có bổ sung MUFA, PUFA, vitamin K2. Xin hỏi BS, những dưỡng chất này mang lại lợi ích gì cho sức khỏe tim mạch người lớn tuổi?

- Ngoài ra, còn có các vitamin khoáng chất thiết yếu như canxi, vitamin A, B, E, C, D3, kẽm… cùng với chất xơ FOS. Các dưỡng chất này tác động đến sức khỏe tổng thể của người cao tuổi ra sao?

BS.CK2 Dương Thị Kim Loan trả lời:

- MUFA: Là axit béo không no một nối đôi, có lợi cho hệ tim mạch.

- PUFA: Là axit béo không no nhiều nối đôi, có lợi cho hệ tim mạch.

- Vitamin K2: Là loại vitamin tăng cường sự khoáng hóa của xương khi chúng ta uống sữa.

Đây là hệ dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tim mạch, hệ xương và hệ cơ.

Đối với một công thức dinh dưỡng chuyên biệt:

- Sản phẩm đó sẽ tốt cho hệ cơ: Có tỷ lệ protein hợp lý, tăng cường tổng hợp cơ cho cơ thể.

- Bổ sung vitamin D3: Tăng cường sức đề kháng, sức khỏe cho xương.

- Hệ dưỡng chất gồm nhóm vitamin A, vitamin B, vitamin E, vitamin C: Chủ yếu nâng sức đề kháng cho cơ thể.

- Colin: Giúp tăng cường trí nhớ, đặc biệt là cho người cao tuổi.

4. Bổ sung dòng sữa chuyên biệt sẽ tác động đến trái tim người cao tuổi thế nào?

Đứng về góc độ là bác sĩ chuyên khoa Tim mạch điều trị cho bệnh nhân, BS nhận thấy việc bổ sung dòng sữa chuyên biệt như Värna tác động thực sự đến trái tim người cao tuổi thế nào?

BS.CK2 Nguyễn Quang Trung - Phó trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định trả lời: Dinh dưỡng là 1 trong 4 yếu tố để đảm bảo cơ thể có được sức khỏe tốt, tăng hệ miễn dịch cũng như sự cường tráng của cơ thể. Dinh dưỡng hợp lý, không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ miễn dịch, làm tăng sức khỏe và giảm tỷ lệ viêm phổi (là một trong các yếu tố thúc đẩy làm người lớn tuổi thường nhập viện).

Thụy Điển là một quốc gia phát triển và Nutifood là một công ty sữa đa quốc gia có chất lượng trên thế giới. Chất MUFA hay PUFA trong sữa Värna đều tốt trong việc kiểm soát rối loạn lipid máu.

Như chúng ta đã biết, rối loạn lipid máu là căn bệnh diễn tiến âm thầm, hầu như ai cũng có thể mắc phải, dẫn đến xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim. Tìm người không bị rối loạn lipid máu rất khó nhưng tìm người rối loạn lipid máu lại rất dễ. Vì vậy, việc sữa Värna có thêm chất MUFA, PUFA bên cạnh các dưỡng chất khác sẽ rất tốt cho người cao tuổi nói chung.

5. Vì sao cần bảo vệ sức khỏe tim mạch ở người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường?

Người cao tuổi ngoài vấn đề tim mạch còn kèm theo một số bệnh mãn tính, phổ biến nhất trong số đó là bệnh tiểu đường.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch trên người mắc bệnh tiểu đường quan trọng như thế nào? Cần làm gì để đạt được mục tiêu này thưa BS?

Värna của Nutifood Thụy Điển còn có sản phẩm dành riêng cho người bệnh tiểu đường, trong đó bao gồm cả những dưỡng chất hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch. Sự kết hợp “2 in 1” này mang lại lợi ích gì cho người lớn tuổi, thưa BS?

BS.CK2 Nguyễn Quang Trung trả lời: Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, suy thận, cắt cụt chi, đột quỵ. Hầu hết (95%) những người đái tháo đường là thuộc tuýp 2, do vấn đề lối sống. Vì vậy, đái tháo đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch từ 2 - 3 lần và tăng nguy cơ tử vong tim mạch gấp 2 - 4 lần.

Để kiểm soát đường huyết tốt, cũng như giảm các biến chứng của đái tháo đường lên bệnh lý tim mạch, chúng ta cần phải có kế hoạch cũng như sự hiểu biết về vấn đề bệnh lý đái tháo đường và những yếu tố làm tăng hoặc giảm đường huyết. Vì đường huyết cao, chắc chắn cơ thể sẽ nhanh bị hư hại và tổn thương.

Nếu không hiểu được nguyên lý đó và tích cực thay đổi lối sống, dùng thuốc hạ đường huyết quá nhiều sẽ thúc đẩy làm cho người lớn phải nhập viện. Nhiều trường hợp báo cáo, khi người lớn kiểm soát đường huyết quá tích cực sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong hơn khi kiểm soát đường huyết không tích cực.

Để hiểu được điều này, chúng ta cần biết rằng đường huyết trong cơ thể để kiểm soát tốt cần phải có 3 yếu tố hợp thành là:

- Thuốc: Thuốc uống hoặc thuốc tiêm được bác sĩ kê toa là yếu tố cố định.

- Tập luyện thể dục: Cơ thể sẽ tiêu hao năng lượng và đường huyết giảm.

- Vấn đề ăn uống hằng ngày: Có thể làm tăng đường huyết.

Khi chúng ta hiểu được yếu tố nào làm tăng hoặc giảm đường huyết thì có thể dựa trên công thức đó để điều chỉnh thuốc uống vào, ăn ít đi hay tập luyện thể dục nhiều hơn từ đó giữ được đường huyết ở mức tốt nhất. Như vậy, sẽ giúp chúng ta có được sức khỏe tốt nhất. Tránh trường hợp đường huyết cao kéo dài nhiều ngày làm cơ thể tổn thương hoặc kiểm soát đường huyết quá tích cực (ăn uống kiêng khem quá mức) làm chúng ta phải nhập viện vì hạ đường huyết.

BS.CK2 Dương Thị Kim Loan trả lời: Tỷ lệ đái tháo đường ở người cao tuổi gấp 10 lần so với người trẻ. Do đó, việc quan tâm để phòng ngừa cũng như kiểm soát tốt bệnh lý đái tháo đường phải lưu ý 3 yếu tố:

- Dùng thuốc hợp lý theo chỉ định của bác sĩ, không để tăng đường quá mục tiêu hay biến chứng tuột đường huyết.

- Vận động thể lực phù hợp với từng các thể của người cao tuổi.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp kiểm soát đường huyết tối ưu (đường huyết đạt mục tiêu, không bị tuột đường huyết) bằng cách sử dụng những sản phẩm dinh dưỡng cân đối; các thực phẩm hấp thu đường từ từ, hấp thu chậm; sản phẩm có đầy đủ protein để tăng cường khối cơ; đầy đủ vitamin để duy trì sức đề kháng cho người cao tuổi như vitamin A, B, C, E.

6. Người lớn tuổi bao lâu nên kiểm tra sức khỏe tim mạch một lần?

Nhờ hai chuyên gia chia sẻ:

Người lớn tuổi bao lâu nên thực hiện kiểm tra sức khỏe tim mạch một lần? Các cận lâm sàng cần thực hiện cho mỗi lần thăm khám, kiểm tra này là gì?

Trong dinh dưỡng, đâu là điều nên làm và sai lầm cần tránh để trái tim khỏe mạnh hơn, sống trọn thanh xuân?

Riêng về việc bổ sung sữa, theo BS nên pha sữa thế nào để giữ nguyên được dưỡng chất? Và nên uống sữa vào thời điểm nào trong ngày để không ảnh hưởng đến bữa ăn chính và giấc ngủ của người lớn tuổi ạ?

BS.CK2 Nguyễn Quang Trung trả lời: Không có công thức chung bao lâu nên kiểm tra sức khỏe một lần. Tuy nhiên người lão hóa thành công (không bị bệnh) là những người đã hơn 60 tuổi và thuộc vào nhóm nguy cơ cao. Tùy theo từng người mà sẽ có lời khuyên về thời gian đi kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm:

- Đối với người bình thường chúng ta có thể đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe mỗi 6 tháng hoặc 1 năm/lần là rất hợp lý.

- Những người đã mắc bệnh đi kèm như suy thận thì tùy mức độ bệnh, khả năng hoạt động của quả thận và những vấn đề rối loạn điện giải kèm theo mà chúng ta sẽ có chu trình kiểm tra, xét nghiệm máu gần hơn. Vì những người thận đã bị tổn thương, rối loạn chất sẽ rất dễ xảy ra. Đặc biệt qua vấn đề ăn uống hằng ngày nếu uống không đủ nước rất dễ tổn thương thận cấp (như cây tưới không đủ nước). Ăn những thực phẩm chứa nhiều chất kali sẽ gây rối loạn điện giải, rối loạn nhịp tim dẫn đến ngưng tim.

Để thực hiện kiểm tra sức khỏe đối với người bình thường có 2 loại:

- Xét nghiệm máu: Từ 6 - 12 tháng/lần để kiểm tra, phát hiện những bệnh âm thầm xảy ra như đái tháo đường, mỡ trong máu, bệnh lý gout. Đây là những yếu tố nguy cơ tim mạch tiềm tàng nếu không xét nghiệm sẽ không thấy được.

- Chẩn đoán hình ảnh: Có thể siêu âm tim, đo điện tim 1 - 2 năm/lần. Đặc biệt, phụ nữ cần làm thêm siêu âm bụng để phát hiện những bệnh lý khác có thể thúc đẩy ở người lớn tuổi như bệnh phụ khoa.

BS.CK2 Dương Thị Kim Loan trả lời: Để có một sức khỏe tốt, một trái tim khỏe mạnh chúng ta phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tim mạch như:

- Hệ dưỡng chất béo: Phải chọn những chất béo có lợi là axit béo không no có trong các loại dầu đặc biệt là dầu mè, mỡ cá, dầu olive; trong các sản phẩm công thức sữa giàu MUFA, PUFA.

- Dưỡng chất cân đối về protein: Tăng cường khối cơ, duy trì sức khỏe tốt cho tim.

- Vitamin tăng cường sức đề kháng như vitamin C, vitamin A, vitamin E và vitamin nhóm B: Chúng ta phải rất quan tâm để bổ sung vào khẩu phần ăn. Nếu ăn không đủ có thể uống những sản phẩm sữa công thức chuẩn, công thức chuyên biệt để đảm bảo cơ thể đủ các dưỡng chất.

- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, natri (cụ thể từ muối ăn): Trong lúc nấu nên nêm vừa ăn, không nên nêm quá mặn. Khi đi siêu thị không nên mua các loại cá khô, mắm muối, thức ăn chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, dưa chua, dưa muối. Hạn chế nước chấm trên bàn ăn. Từ đó sẽ phòng ngừa được vấn đề nhiều muối đưa vào cơ thể gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch, trực tiếp là ảnh hưởng đến huyết áp, tình trạng suy tim,…

- Hạn chế ăn những chất béo có hại như mỡ heo, dầu dừa,…

- Hạn chế ăn các phủ tạng chứa nhiều cholesterol.

- Trứng chỉ ăn 2 - 3 quả/tuần và cách ngày để đảm bảo không vượt quá nhu cầu về cholesterol đối với cơ thể.

Để cơ thể khỏe mạnh, trái tim khỏe, bên cạnh việc dinh dưỡng hợp lý phải vận động thể lực phù hợp đặc biệt là đối với người cao tuổi. Có lối sống hạn chế lo âu, hạn chế stress.

Về sữa, đầu tiên phải chọn loại sữa và cách pha cũng rất quan trọng. Pha sữa để vừa đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất, vừa đảm bảo thành phần dinh dưỡng tối ưu cho việc hấp thu cần lưu ý:

- Sử dụng nước với nhiệt độ khoảng 50˚C: Đun sôi nước khoảng 5 phút (sôi 100˚C) sau đó để nước nguội dần, đến khi nước ấm ấm thì bắt đầu pha.

- 1 ly sữa trung bình sẽ có 2/3 ly nước (khoảng 180ml) và cho vào 10 muỗng gạt sữa, khuấy đều. Có thể sử dụng cho trẻ từ 10 tuổi trở lên, đặc biệt là người cao tuổi.

Thời gian uống sữa:

- Tùy theo thời khóa biểu làm việc của từng người.

- Đối với người cao tuổi để chọn thời điểm uống sữa phù hợp giúp bổ sung các dưỡng chất cũng như năng lượng nên uống sau bữa ăn chính 1 - 2 giờ. Vừa đảm bảo bụng không quá đầy và canxi sẽ được hấp thu tối ưu nhất.

- Có thể uống lúc 9 giờ sáng hoặc sau bữa cơm chiều từ 1 - 2 tiếng. Không nên uống quá trễ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đặc biệt đối với người cao tuổi thường tiểu đêm nên uống sau bữa cơm chiều từ 1 - 2 tiếng (cách xa giấc ngủ hơn 1 tiếng) sẽ hoàn toàn yên tâm.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X