Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh tăng tiểu cầu đã gọi là ung thư máu chưa?

Theo một số thông tin em tìm hiểu thì bệnh này có khả năng sống cả đời với thuốc như bệnh cao huyết áp, có đúng không ạ?

Kính chào bác sĩ, Đầu tiên em chúc bác sĩ sức khỏe và thành công. Cho em hỏi một số vấn đề về bệnh tăng tiểu cầu trong máu. Mẹ em năm nay 51 tuổi, đi khám xét nghiệm máu bác sĩ kết luận là bệnh tăng tiểu cầu + Kết quả xét nghiệm: 1683 + Trong khi đó chuẩn là 200 - 400 Bác sĩ kê đơn thuốc cho về nhà uống 1 tháng tái khám, cho em hỏi thời gian uống thuốc tái khám như vậy có quá dài không?

Mẹ em bị chảy máu nướu răng và tay run, hiện tượng này có liên quan gì đến bệnh tăng tiểu cầu không? Mẹ em đã mãn kinh được 3 - 4 năm rồi. Bệnh này đã bị gọi là ung thư máu chưa ạ? Nếu chưa thì có nguy cơ chuyển sang ung thư máu không? Có chữa trị khỏi hoàn toàn không và bằng cách nào, thưa bác sĩ? Theo một số thông tin em tìm hiểu thì bệnh này có khả năng sống cả đời với thuốc như bệnh cao huyết áp, có đúng không ạ? Bệnh này có di truyền không? Theo như các bác sĩ nói thì máu mẹ em là máu đông chứ không phải máu loãng, vậy cái nào nguy hiểm hơn, thưa bác sĩ? Nhờ bác sĩ giải đáp giúp, xin cảm ơn bác sĩ.
 (Đinh Duyên - dinh...@gmail.com)

Chào em,
 
Em chỉ cung cấp cho BS kết quả của tăng tiểu cầu, còn các kết quả khác trong huyết đồ thì sao? Mẹ em đã được làm tủy đồ chưa?

Thực ra, thời gian tái khám dài hay ngắn tùy thuộc bệnh và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, cấp tính hay mạn tính mà BS cho toa thuốc vài ngày, 1 tuần hay vài tuần. Và bao giờ các BS cũng dặn bệnh nhân tái khám sớm hơn, nếu có bất thường.

Tiểu cầu là một trong 3 thành phần huyết cầu của máu, chịu trách nhiệm trong quá trình đông và chảy máu. Ngoài số lượng, còn cần biết chất lượng của tiểu cầu nữa đó em, và chỉ mới có số lượng tiểu cầu tăng thôi thì chưa đủ để kết luận là ung thư máu. Cần làm thêm 1 số xét nghiệm kiểm tra tìm nguyên nhân và loại trừ các bệnh lý khác cũng có tăng tiểu cầu, ví dụ xét nghiệm tủy đồ, phết máu ngoại vi, siêu âm bụng kiểm tra gan lách, X-quang phổi, xương (nếu cần),...

Có những bệnh lý phải uống thuốc và theo dõi suốt, còn khả năng có chuyển sang ung thư hay không còn tùy vào nguyên nhân bệnh tăng tiểu cầu của mẹ em.

Như vậy em nên cho mẹ uống thuốc theo toa của BS chuyên khoa Huyết học, tái khám theo hẹn hay tái khám ngay khi có các biểu hiện bất thường.

Chào em và chúc mẹ em mau khỏe lại.
BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy - AloBacsi.vn
 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X