Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh suy giáp cần thực hiện những xét nghiệm nào?

Suy giáp là tình trạng xảy ra khi tuyến giáp sản xuất không đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể. Đây là một trong những bệnh phổ biến liên quan đến tuyến giáp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần xét nghiệm chẩn đoán ngay khi có dấu hiệu bất thường và các triệu chứng liên quan đến bệnh suy giáp để kịp thời điều trị.

I. Suy giáp là gì?

Suy giáp hay suy chức năng tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu trao đổi, hoạt động của cơ thể.

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, gồm 2 thùy nối với nhau bởi eo tuyến giáp, di động khi nuốt. Các hormone tuyến giáp tham gia vào nhiều quá trình trong cơ thể và ảnh hưởng đến gần như mọi cơ quan, vì vậy nếu không đủ hormone tuyến giáp sẽ gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan và các rối loạn chuyển hóa.

II. Những triệu chứng nào phổ biến ở người mắc bệnh cường giáp?

Các triệu chứng thường gặp của cường giáp là: Hồi hộp, bồn chồn, lo lắng; tính tình thay đổi, dễ cáu kỉnh, xúc động; yếu cơ, đặc biệt là ở cánh tay trên và đùi; run tay, có thể run lưỡi, môi, đầu, chân; luôn có cảm giác nóng bức; chảy nhiều mồ hôi; lòng bàn tay ẩm ướt, mọng nước; khó ngủ; nhịp tim nhanh, không đều; đi tiêu nhiều lần trong ngày, có thể bị tiêu chảy; móng giòn, tóc dễ gãy; giảm cân mặc dù tăng cảm giác thèm ăn; bướu tuyến giáp (bướu cổ); phụ nữ có thể bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Các triệu chứng trên có thể khác nhau ở mỗi người.

Ở bệnh Basedow, hơn 50% trường hợp có thêm biểu hiện lâm sàng ở mắt. Mắt có thể to ra vì mi trên nâng lên, một hoặc cả hai mắt bị lồi ra, cảm giác chói mắt, cộm hoặc đau nhức hốc mắt, phù nề, sung huyết, nhìn đôi,…

Người lớn trên 60 tuổi khi bị cường giáp có thể có các biểu hiện khác với người trẻ, ví dụ chán ăn hoặc trở nên trầm lặng, ít giao tiếp với người khác. Vì vậy, đôi khi tình trạng này có thể nhầm lẫn với trầm cảm hoặc sa sút trí tuệ.

III. Các biến chứng của suy giáp là gì?

Bệnh suy giáp có thể tiến triển ngày một nặng nếu bệnh nhân không được điều trị hoặc điều trị dang dở.

Suy giáp thường gây ra các biến chứng tim mạch như các rối loạn nhịp, nhịp tim chậm, tốc độ tuần hoàn chậm, nặng hơn gây ra các cơn đau thắt ngực khi gắng sức, tràn dịch màng tim, suy tim. Cuối cùng có thể gây ra nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong đột ngột.

Suy giáp làm tăng cholesterol, gây ra tình trạng rối loạn lipid máu.

Suy giáp cũng gây ra các biến chứng thần kinh mặc dù ít gặp hơn, với các triệu chứng chậm chạp, đờ đẫn, giảm trí nhớ, trầm uất.

Ngoài ra, suy giáp còn có thể gây ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết khác, dẫn đến đái tháo đường, hạ đường huyết, suy vỏ thượng thận, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh hoặc các bệnh tự miễn dịch.

Một số trường hợp hiếm gặp hơn, suy giáp gây hôn mê. Đây là tình trạng hôn mê yên tĩnh, từ từ, kết hợp với nhịp tim chậm, huyết áp giảm, tràn dịch màng tim, tăng CO2 máu, giảm O2, hạ Natri, tăng Clo, thở chậm cho đến ngừng thở… đe dọa đến tính mạng, cần được cấp cứu điều trị.

Suy giáp trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Ở người mẹ, suy giáp có thể gây tăng huyết áp, thiếu máu, tiền sản giật, sinh non, sẩy thai. Đối với thai nhi, hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong phát triển não của bào thai và trẻ trong vài năm đầu sau sinh. Vì vậy mà suy giáp bấm sinh làm chậm sự phát triển tâm thần và vận động của trẻ. Nếu điều trị muộn có thể không hồi phục được.

Xem thêm: Bệnh viện điều trị suy giáp uy tín tại Hà Nội

IV. Những xét nghiệm cần thực hiện ở người mắc bệnh suy giáp

Đế biết được người bệnh có đang gặp vấn đề về suy giáp, bác sĩ sẽ cho kiểm tra tổng quát tuyến giáp, các xét nghiệm bao gồm:

TSH, FT4 quan trọng nhất trong chẩn đoán suy giáp. Nếu kết quả xét nghiệm TSH cao và FT4 thấp, kết quả này cảnh báo tình trạng suy giáp.

Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân và gửi đến phòng xét nghiệm để xác định mức hormone giáp trong máu (TSH, T3, T4, FT4, FTI). Xét nghiệm này gọi là xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

TSH (thyroid-stimulating hormone): Là một hormone do tuyến yên tiết ra để kiểm soát sự sản xuất hormone của tuyến giáp. TSH sinh ra nhiều hay ít dựa vào nồng độ hormone giáp trong máu. Nếu hormone giáp trong máu ít, TSH sẽ sinh ra nhiều để kích thích tuyến giáp hoạt động. Khi hormone giáp trong máu càng tăng cao thì TSH sẽ càng giảm xuống. Do đó, những người mắc bệnh cường giáp có lượng hormone TSH trong máu rất thấp.

T3 (triiodothyronine): Là một hormone chính được tuyến giáp sản xuất có nhiều vai trò trong chuyển hóa cơ thể. Xét nghiệm này thường dùng để chuẩn đoán và xác định mức độ nặng - nhẹ của cường giáp. Bệnh nhân cường giáp có nồng độ T3 cao.

Trong một số tình huống như: phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc dùng thuốc tránh thai thì cả T3 và T4 cùng cao nhưng có thể bạn không bị bệnh. Bạn cần phải làm xét nghiệm định lượng T4 tự do bên cạnh TSH để xác định chính xác cường giáp.

T4 (thyroxine): Hormone giáp chính khác. T4 trong máu có 2 dạng: T4 gắn với protein và T4 tự do. T4 tự do có vai trò quan trọng nhất để xác định chức năng tuyến giáp, xét nghiệm tìm T4 tự do gọi là FT4 và FTI. Người bị cường giáp sẽ có FT4 và FTI tăng cao.

Mức hormone giáp được so sánh với mức hormone bình thường ở người khỏe mạnh. Mức TSH thấp và mức T3, T4 cao có nghĩa là bạn đã bị cường giáp. Trong trường hợp bạn có thai, bác sĩ sẽ dựa vào FT4, FTI cao và TSH thấp để chẩn đoán cường giáp.

MIR: có thể giúp chẩn đoán, u tuyến yên thường gặp. Trong trường hợp này cần phân biệt suy giáp nguyên phát với tuyến yên tăng kích thước (do đáp ứng với sự giảm hormon giáp).

Nghiệm pháp TRH sẽ giúp phân biệt suy giáp tại tuyến yên hoặc hạ đồi.

V. Lưu ý trước khi tiến hành làm xét nghiệm tuyến giáp

Trước khi thực hiện xét nghiệm về tuyến giáp, người bệnh được khuyến cáo nghỉ ngơi đầy đủ trước ngày thực hiện xét nghiệm, không uống rượu bia và các chất có cồn, các chất kích thích như café. hạn chế ăn chế độ ăn nhiều chất đạm.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X