Hotline 24/7
08983-08983

Bác sĩ sản khoa lý giải trường hợp bé chào đời, mang theo cả vòng tránh thai “gửi trả” bố mẹ

Về trường hợp hi hữu: sản phụ ở Hải Phòng đặt vòng nhưng vẫn có thai, bé trai chào đời khỏe mạnh, chuyên gia tư vấn của AloBacsi - ThS.BS Trần Anh Tuấn đã lý giải về cơ chế và tỷ lệ thành công của phương pháp ngừa thai đặt vòng.

alobacsi co thai trong khi dat vong BS Tran Anh TuanThS.BS Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - chuyên gia tư vấn sản phụ khoa gắn bó với AloBacsi nhiều năm

Vòng tránh thai (dụng cụ tử cung) có cơ chế chung là ngăn ngừa thai làm tổ do hiện tượng viêm tại chỗ, diệt tinh trùng và ngăn cản tinh trùng vào buồng tử cung do thay đổi dịch nhầy cổ tử cung. Vòng đồng còn có tác dụng ngăn cản trứng thụ tinh, sự làm tổ của phôi do ion đồng.

Vòng có nội tiết do làm teo nội mạc nên ngăn cản làm tổ, làm đặc chất nhầy cổ tử cung ngăn chặn tình trùng gặp trứng và còn có tác dụng ức chế rụng trứng.

Ngừa thai bằng vòng là phương pháp có tác dụng kéo dài và hiệu quả cao, chi phí thấp. Vòng đồng còn được sử dụng để ngừa thai khẩn cấp.

Việc đặt vòng nhưng vẫn mang thai có thể xảy ra, tỷ lệ thất bại của phương pháp này dưới 1% (vòng nội tiết Mirena tỷ lệ thất bại 0.2%, vòng Tcu thất bại 0.8%). Kể cả triệt sản nữ vẫn có trường hợp thất bại (vẫn có thai), tất nhiên là rất hiếm. Tóm lại không có phương pháp ngừa thai nào đạt hiệu quả 100%.

Đối với trường hợp có thai khi đang đặt vòng, đây là việc ngoài ý muốn nhưng không phải là chỉ định bỏ thai. Thai phụ có thể lựa chọn tiếp tục để vòng trong tử cung cho đến khi sinh bé, hoặc nếu lo lắng cũng có thể lấy vòng ra và tiếp tục mang thai như bình thường.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X