Hotline 24/7
08983-08983

Bác sĩ hướng dẫn tập luyện cải thiện rối loạn chức năng tim mạch trong đông y

Theo BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ - Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3, rối loạn chức năng tim mạch được biết đến trong y học cổ truyền là kinh quý chính xung. Bao gồm một số biểu hiện như hồi hộp, đánh trống ngực, tinh thần không yên. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc biết các phương pháp tập luyện hiệu quả để cải thiện sức khỏe tim mạch.

1. Rối loạn chức năng tim mạch trong y học cổ truyền gọi là kinh quý chính xung

Thưa BS, rối loạn chức năng tim mạch gồm những biểu hiện gì và trong y học cổ truyền được gọi tên thế nào ạ?

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trả lời: Rối loạn chức năng tim mạch bao hàm nhiều bệnh cảnh tim mạch như cơ tim, van tim, rối loạn tim như cao huyết áp cũng là bước đầu của rối loạn chức năng tim mạch. Nó bao hàm nhiều triệu chứng và thường là triệu chứng cơ năng. Bên YHCT khi xưa cũng điều trị bệnh cảnh này gọi là kinh quý chính xung. Kinh quý chỉ tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực, thỉnh thoảng có cảm xúc hay tinh thần không yên. Còn chính xung là hồi hộp liên tục, không yên. Kinh quý là nhẹ, chính xung là nặng. Theo quan niệm của đông y, khi hồi hộp, đánh trống ngực quy về tâm nên thường gọi là tâm quý chính xung. Căn cứ theo triệu chứng trên lâm sàng mà thầy thuốc đông y có hướng điều trị thích hợp.

2. 3 nguyên nhân gây rối loạn chức năng tim mạch trong đông y

Thưa BS, trong đông y có những nguyên nhân nào gây rối loạn chức năng tim mạch ạ?

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trả lời: Theo đông y có 3 nguyên nhân gây bệnh.

Thứ nhất là ngoại nhân. Đó là phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa.

Thứ hai là nội nhân. Đó là thất tình như giận, lo, vui, buồn, sợ...

Thứ ba là bất nội ngoại nhân, có thể do ăn uống, do tình dục hay do tiên thiên bất thúc (sinh ra đã có bệnh cảnh này), kết hợp trùng thú cắn hoặc chấn thương.

Những vấn đề này ngoài ảnh hưởng chung toàn bộ cơ thể còn tác động đến tâm quý chính xung.

3. Tập luyện yoga khí công giúp cải thiện rối loạn chức năng tim mạch thế nào?

Thưa BS, tập luyện yoga khí công giúp cải thiện vấn đề gì trong rối loạn chức năng tim mạch ạ?

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trả lời: Rối loạn tim mạch có nhiều yếu tố, nhưng có 2 yếu tố tác động đến bệnh cảnh là tâm thần và thể xác. Về tâm thần, nếu buồn, lo, giận, thất tình (7 loại tình cảm) tác động làm tim đập hồi hộp không yên. Khi xưa người ta có thể đánh giá bên ngoài và củng cố bằng cách thư giãn, thay đổi tâm thần trong cuộc sống. Nếu thể xác ảnh hưởng đến tim mạch, người ta sẽ cải thiện bằng cách tập luyện như tập nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm sấp, ngồi, đứng và lắng nghe cơ thể lên tiếng để từng bước cải thiện tâm quý chính xung.

4. Những bài tập giúp cải thiện chức năng tim mạch

Thưa BS, những bài tập cải thiện chức năng tim mạch gồm những bài tập gì ạ?

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trả lời: Đối với rối loạn tim mạch do tinh thần có các bài thư giãn như thiền. Chúng ta có thể nằm ngửa trong phòng mát, tai không nghe, mũi không ngửi, nhắm mắt, ức chế ngũ quan, buông mềm các cơ và tập trung theo hơi thở. Khi đó sẽ giảm dần tình trạng đánh trống ngực, giúp giúp tinh thần bớt căng thẳng.

Đối với thể xác, cần tập luyện nhẹ nhàng tùy theo sức. Nên chú ý tập đều để cơ thể từng bước tăng tiến thích nghi với động tác, không tập quá sức sẽ ảnh hưởng đến tâm quý chính xung hay rối loạn tim mạch.

Thiền nằm giúp giảm tình trạng đánh trống ngực, giảm căng thẳng (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)

5. Tập luyện thế nào và trong bao lâu tốt cho tim mạch?

Những biểu hiện nào cho thấy bệnh nhân đang tập luyện quá sức và cần tập luyện với cường độ thấp hơn và thời gian tập luyện trong bao lâu, thưa BS?

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trả lời: Thông thường, chúng ta sẽ thiết kế chế độ luyện tập cho người bệnh, ví dụ sáng tập 30 phút, trưa thư giãn 30 phút, chiều tối thư giãn 30 phút sau đó đi ngủ. Buổi sáng có thể tập tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm sấp, ngồi, đứng lên và đi lại hoạt động. Buổi chiều có thể tập động tác đứng trước, sau đó nằm sấp, nằm nghiêng, nằm ngửa, thư giãn sau đó đi ngủ.

Chúng ta có thể quy định tập mỗi động tác 10-15 lần với 3-5 động tác. Nếu sau một ngày tập có cảm giác nặng nề, tim hồi hộp, đập nhanh thì giảm cường độ xuống. Ngược lại, nếu sau khi tập luyện thấy người khỏe hơn, không còn hồi hộp, đánh trống ngực thì việc tập luyện sẽ cải thiện sức khỏe nói chung cũng như bệnh cảnh tâm quý chính xung nói riêng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X