Hotline 24/7
08983-08983

8 tips chăm sóc trẻ vào mùa đông, đề phòng cảm cúm, cảm lạnh

Mùa đông - mùa của bệnh hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh đã cận kề. Cha mẹ hãy nắm 8 bí quyết dưới đây từ hướng dẫn của TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 để cùng con vượt qua mùa đông năm nay dễ dàng hơn.

1. Giữ ấm đúng cách

Mùa lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp, trẻ rất dễ mệt mỏi, khó chịu và hay bị sổ mũi, ho đờm do cảm lạnh, cảm cúm. Vì vậy, bí quyết chăm sóc trẻ đầu tiên dành cho các bậc phụ huynh chính là giữ ấm đúng cách, nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, mỏ ác (thóp) và ngực.

Khi ra đường, cha mẹ nên để trẻ ngồi sau xe, mặc ấm, đặc biệt là ở phần đầu, cổ, chân. Đồng thời, đeo khẩu trang để tránh bụi, gió và hít phải khí lạnh. Đây cũng là điều cần thiết khi thời điểm hiện tại dịch bệnh vẫn còn khó lường. Khi vào phòng ấm, phụ huynh cần cởi bớt trang phục ngoài cho bé, nếu không bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi rồi nhiễm lạnh.

2. Dinh dưỡng đầy đủ

Bên cạnh việc giữ ấm cho trẻ, chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng để tăng sức đề kháng và phòng bệnh. Cũng như các mùa khác trong năm, cha mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng.

Trong đó, chế độ ăn chứa nhiều tinh bột là điều rất cần thiết cho trẻ vào mùa lạnh. Ngoài việc bổ sung tinh bột từ cơm, gạo, mì… có thể cho bé ăn thêm tinh bột trong ngoai tây, khoai lang, bí đỏ… Đây là những loại thực phẩm giúp no lâu hơn, cung cấp nhiều năng lượng hơn.

Bên cạnh đó, thực phẩm giàu protein có thể kích thích sản sinh nhiệt tốt hơn các thực phẩm khác, vì thế chúng có khả năng giữ ấm tốt hơn. Ngoài các thành phần thịt, cá, trứng, sữa... cung cấp chất đạm, nên tăng cường các loại chất béo như: mỡ, dầu mè, dầu đậu nành. Hằng ngày, có thể bổ sung chất béo cho bé bằng cách thêm vài thìa nhỏ dầu thực vật vào món ăn (cháo, canh, món xào...).

Rau và hoa quả giúp ích rất lớn trong việc tăng cường hệ miễn dịch, nhất là vitamin C có trong súp lơ, dâu tây, nước cam… và vitamin D trong cá thu, sữa công thức và ngũ cốc… Mặt khác, trong mùa đông cũng nên duy trì thói quen cho trẻ uống nước đầy đủ, không đợi khát mới uống.

Lưu ý, trong chế biến bữa ăn cho trẻ, bố mẹ không nên sử dụng các loại gia vị cay, nóng như gừng, riềng, hạt tiêu… Những loại gia vị này không làm cơ thể bé ấm hơn, ngược lại, nó sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây hại cho đường tiêu hóa.

3. Bảo vệ đường hô hấp

Thuốc ho thảo dược là bảo bối cần có trong tủ thuốc mỗi gia đình vào mùa thu, đông

Mùa đông, cơ quan hô hấp thường phải tiếp xúc với không khí lạnh giá. Khi mũi gặp trục trặc, không sưởi ấm được không khí đi vào cơ thể thì cả hệ hô hấp bị ảnh hưởng.

Nghẹt mũi là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý ấm, không tùy tiện sử dụng các thuốc nhỏ mũi khác mà chưa có ý kiến của bác sĩ.

Bên cạnh nghẹt mũi, ho đờm là triệu chứng phổ biến nhất cảnh báo trẻ có thể gặp phải một vấn đề hô hấp trong mùa lạnh. Đây là những tình huống mẹ có thể dự đoán được khi gió lạnh tràn về, vì vậy việc chuẩn bị tủ thuốc gia đình trong giai đoạn này là cần thiết.

Trong đó, thuốc giảm đau, hạ sốt; oresol và men vi sinh; nước muối sinh lý; nhiệt kế; một số vật dung y tế như kẹp nhiệt độ, bông, băng gạc, cồn iod, nước oxy già… là những vật dụng/ thuốc thiết yếu cần trang bị trong tủ thuốc gia đình.

Đặc biệt, đừng quên chuẩn bị sẵn thuốc ho, ưu tiên thuốc ho từ thảo dược phù hợp với lứa tuổi con bạn, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn thuốc ho từ thảo dược được bào chế dưới dạng siro với vị ngọt dịu, thơm sẽ dễ chịu, không gây cảm giác sợ thuốc cho trẻ. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc ho thảo dược, trong đó điển hình nhất là lá thường xuân trong Cozz Ivy của Dược Hậu Giang.

Ngoài việc được sản xuất bởi công ty Dược hàng đầu Việt Nam, sở dĩ Cozz Ivy được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn là bởi đạt được các tiêu chí quan trọng, đó là sản phẩm được chứng minh hiệu quả và an toàn, có cơ sở khoa học cụ thể, rõ ràng, được sản xuất bởi một công ty dược phẩm uy tín với hệ thống dây chuyền sản xuất chặt chẽ, hệ thống kiểm soát chất lượng cao và giá cả phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.

4. Đừng bỏ qua lịch tiêm chủng

Vấn đề quan trọng và không thể thiếu đó là chủng ngừa. Vừa qua, do giãn cách xã hội vì dịch bệnh, bạn có thể trễ lịch hẹn tiêm nhắc lại các mũi vắc xin. Vì vậy, ngay bây giờ khi cuộc sống đã “bình thường mới”, cha mẹ đừng quên cho trẻ đi tiêm ngừa các mũi vắc xin bị lỡ hẹn.

Ngoài những loại vắc xin bắt buộc thông thường, cha mẹ nên cho trẻ chủng ngừa thêm 2 loại khác là cúm và phế cầu. Đây là 2 tác nhân gây bệnh đường hô hấp thông thường và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

5. Hướng dẫn trẻ thực hành vệ sinh cá nhân

Dù là ở nhà hay đến trường, mẹ cũng nên dạy con làm thế nào để rửa tay đúng cách và duy trì thói quen này. Bạn cần chắc chắn bé có sử dụng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh và chà đủ lâu, trong khoảng 20 giây.

Đồng thời, đừng quen tập cho trẻ thói quen đeo khẩu trang khi ra đường, đi học… Tốt nhất là lựa chọn loại có kích thước phù hợp, màu sắc và họa tiết bắt mắt để trẻ thích thú hơn với việc đeo khẩu trang.

Hướng dẫn con vệ sinh họng, miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Bỏ thói quen cho tay lên miệng, ngoáy mũi.

6. Vệ sinh môi trường sống

Nếu trẻ sống trong điều kiện bất lợi, chẳng hạn như nhà cửa chật chội, đông đúc, vệ sinh không được tốt, hít khói thuốc lá thụ động sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp trong mùa lạnh.

Vì vậy, mẹ nên lau dọn sạch sẽ nhà cửa và những vật dụng bé thường xuyên sử dụng để phòng ngừa vi khuẩn. Máy điều hòa, máy sưởi... cần được bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ. Không khí và môi trường không sạch làm kích thích niêm mạc mũi, họng của bé, làm tăng khả năng bị bệnh. Phòng ngủ của bé cũng nên giữ thông thoáng, tránh những nơi có gió lùa.

Với các em bé sơ sinh, mẹ hãy yêu cầu mọi người rửa tay sạch trước khi chạm vào trẻ, bởi ai cũng có thể mang bầm bệnh trên tay.

7. Chăm sóc giấc ngủ

Mẹ nên tập cho trẻ ngủ sớm, đủ giấc. Nên cho trẻ ngủ trong không gian yên tĩnh, giảm bớt ánh sáng. Trong đêm lạnh nên đắp thêm mền cho bé nhưng không nên quấn bé quá chặt có thể gây khó thở, thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé, đơn giản là sờ lên trán xem bé nóng hay lạnh. Có thể mang thêm tất (vớ) cho trẻ, nhưng việc đội mũ giữ ấm là không cần thiết.

8. Tránh những sai lầm thường gặp trong mùa đông

- Ủ ấm cho trẻ quá mức: Khi được ủ ấm quá kỹ, có thể trẻ sẽ bị nóng, lúc ấy sẽ sinh ra hiện tượng toát mồ hôi. Tuy nhiên, lượng mồ hôi này sẽ khó thoát ra ngoài mà thấm vào các lớp vải ủ cho trẻ. Nếu không kịp thời lau khô người sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm lạnh, gây bệnh hô hấp.

- Trong phòng của bé cũng cần duy trì nhiệt độ 25-28 độ C, cần ấm áp. Có thể sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tuyệt đối không dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt cho bé.

- Trẻ còn nhỏ, trong mùa đông mẹ không nên quấn tã giấy cho bé. Hoặc nếu có quấn tã thì nên chú ý thay thường xuyên để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh vì tã ướt quá lâu.

- Không nên tắm nước quá nóng, vì nhiệt độ nước quá cao có thể dễ dàng phá hủy lớp dầu tự nhiên trên bề mặt da bé và khiến da bé càng bị khô, dễ gấy mẩn ngứa, nứt nẻ. Nên tắm trong phòng kín gió và nhanh chóng, chỉ tối đa trong thời gian từ 5-7 phút để tránh cảm lạnh.

Kính mời quý độc giả cùng đón xem những nội dung tiếp theo trong chuyên đề https://alobacsi.com/benh-ho-o-tre-em/

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X