Hotline 24/7
08983-08983

70% dân số nhiễm HP, ai cần kiểm tra ngay?

Hiện nay tỷ lệ người Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày rất cao. Với xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP, nhiều người lo ngại sẽ mắc ung thư dạ dày. Vậy khi nào vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày? Vi khuẩn này có thực sự nguy hiểm? TS.BS Trần Bảo sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vi khuẩn HP và test vi khuẩn HP trong bài viết dưới đây

1. 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP đáng lo ngại trong trường hợp nào, thưa BS?

TS.BS Trần Bảo Nghi Nghi - Giám đốc Chuyên môn Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh 1 trả lời: Vi khuẩn HP nằm trong chất nhầy niêm mạc trong  dạ dày, là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, có thể dẫn đến ung thư dạ dày sau này. Chính vì thế, nhiều người lo sợ về vi khuẩn HP.

Tỷ lệ người dân Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP rất cao. Theo thống kê có đến 70% dân số bị nhiễm, tương đương trong 10 người thì đến 7 người có HP. Thậm chí ở một số vùng, tỷ lệ này còn cao hơn nữa.

Vi khuẩn HP đáng lo khi có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh lý ở bệnh nhân hoặc bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng.

2. Test vi khuẩn HP không khuyến cáo thực hiện đại trà

Xin hỏi BS, ai cần kiểm tra tìm vi khuẩn HP. Khi 1 người trong gia đình bị nhiễm HP, có cần phải truy tìm trên tất cả thành viên còn lại?

TS.BS Trần Bảo Nghi trả lời: Một số trường hợp cần truy tìm và được chỉ định thực hiện test HP:

- Tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng;

- Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân;

- Xuất huyết giảm tiểu cầu;

- Ung thư dạ dày giai đoạn sớm được điều trị nội soi;

Với trình độ phát triển của y khoa hiện nay, đặc biệt là phương pháp nội soi, có thể phát hiện ung thư dạ dày từ rất sớm, giai đoạn còn nằm trên niêm mạc dạ dày. Nhiều cơ sở ở TPHCM có thể điều trị bóc tách niêm mạc đó qua nội soi.

Việc dùng aspirin kéo dài ở một số bệnh nhân tim mạch, hoặc dùng dùng thuốc giảm đau non-steroid kéo dài, hoặc trên bệnh nhân có khó tiêu chức năng, nên thực hiện test HP. Ngoài ra, những bệnh nhân có người thân bị ung thư dạ dày (bố mẹ hoặc anh chị em ruột) cũng nên tìm vi khuẩn HP.

Trong thực tế làm việc, chúng tôi thường nhân được câu hỏi “Ai nên test vi khuẩn HP?”. Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, có thể dẫn đến ung thư dạ dày nhưng không hoàn toàn có hại. Ở một khía cạnh nào đó, nó cũng có ích trong hệ vi khuẩn có lợi ở đường tiêu hóa.

Không phải ai có vi khuẩn HP đều diễn tiến đến ung thư dạ dày. Có gần 200 chủng vi khuẩn HP, chỉ 1 - 2 chủng gây ung thư dạ dày, một tỷ lệ rất nhỏ. Khi có một người trong gia đình bị HP, tùy theo trường hợp cụ thể mà các thành viên còn lại cần hoặc không cần kiểm tra.

Những bệnh nhân không thuộc các nhóm cần làm test HP nêu trên thì không cần thực hiện. Test vi khuẩn HP không được khuyến cáo thực hiện đại trà, cũng không được khuyến cáo trong khám sức khỏe tổng quát thông thường. Chỉ test HP trên những bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ.

Trên một quần thể dân số, trong một gia đình bình thường không có triệu chứng, tiền sử như đã nhắc, việc test vi khuẩn HP là không cần thiết. Nếu gia đình có yếu tố nguy cơ, nên cố gắng xét nghiệm cho cả gia đình. Vi khuẩn HP có sự lây nhiễm chéo, nghĩa là một người điều trị khỏi vi khuẩn HP vẫn có thể bị tái nhiễm trong quá trình ăn, ở chung.

3. Những trường hợp nguy cơ cao nên làm test vi khuẩn HP càng sớm càng tốt

Những người có yếu tố nguy cơ như BS vừa chia sẻ, khi nào họ cần làm test HP, thưa BS?

TS.BS Trần Bảo Nghi trả lời: Những trường hợp có tiền căn viêm loét dạ dày, dùng thuốc giảm đau (đặc biệt là Aspirin, non-steroid) kéo dài, tiền sử thiếu máu, tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày... nên làm test vi khuẩn HP càng sớm càng tốt.  

4. Không phải trường hợp nào nhiễm HP cũng dẫn đến ung thư dạ dày

Những bệnh nhân từng nhiễm HP rất lo ngại vấn đề tái phát. Quan điểm của BS về việc những bệnh nhân này muốn thường xuyên làm test vi khuẩn HP như thế nào?

TS.BS Trần Bảo Nghi trả lời: Quả thực có những người cực kỳ lo lắng vấn đề nhiễm HP vì những thông tin trên các phương tiện truyền thông. Cộng đồng nghĩ rằng bị HP chắc chắn dẫn đến ung thư dạ dày. 

Khi điều trị cho những bệnh nhân này, chúng tôi sẽ giải thích rất kỹ càng về chương trình điều trị, khi nào cần làm xét nghiệm để bệnh nhân nắm được vấn đề.

TS.BS Trần Bảo Nghi Nghi - Giám đốc Chuyên môn Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh 1

5. Các xét nghiệm tìm vi khuẩn HP phổ biến hiện nay

Xin hỏi BS, hiện nay có những phương pháp nào để xét nghiệm vi khuẩn HP? Ưu và nhược điểm của từng loại ra sao và loại nào là tối ưu nhất trong việc tìm ra vi khuẩn HP?

TS.BS Trần Bảo Nghi trả lời: Hiện nay có nhiều phương pháp để phát hiện HP.

- Xét nghiệm máu, có kết quả sau 1,5 giờ. Tuy nhiên, độ tin cậy của phương pháp này không cao, có thể xuất hiện dương tính giả.

- Xét nghiệm vi khuẩn HP qua phân: Lấy mẫu phân tại nhà, sau đó đưa đến phòng xét nghiệm. Phương pháp này thường được dùng cho trẻ nhỏ chưa thể thổi bóng hay khó thực hiện nội soi.

Phương pháp đang được sử dụng Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh với độ tin cậy cao, dễ áp dụng là xét nghiệm HP qua nội soi. Khi nội soi dạ dày, bác sĩ lấy 1 mẫu mô và tìm HP trên mẫu này. Trên kết quả nội soi thường đóng mộc clo-test - đây là xét nghiệm tìm HP trong dạ dày qua nội soi.

Một phương pháp khác có độ tin cậy cao là thổi hơi. Bệnh nhân được uống nước hoặc thuốc, thổi hơi để bắt vi khuẩn HP từ hơi thở.

Thỉnh thoảng chúng tôi có sử dụng phương pháp nuôi cấy vi trùng HP đối với những ca điều trị khó khăn, thất bại nhiều lần. Việc lấy mẫu nuôi cấy nhằm mục đích làm kháng sinh đồ, xác định loại kháng sinh mà vi khuẩn HP trên bệnh nhân nhạy.

6. “Buông thuốc” trước khi thực hiện xét nghiệm đánh giá kết quả điều trị HP

Thưa BS, những người đã điều trị vi khuẩn HP cần làm những xét nghiệm gì để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị? Thời điểm nào là tốt nhất để xét nghiệm?

TS.BS Trần Bảo Nghi trả lời: Khi bệnh nhân phát hiện có HP ở dạ dày và được chỉ định điều trị diệt trừ, bác sĩ chuyên khoa sẽ lên phác đồ điều trị. Thông thường, phác đồ điều trị phối hợp 3 hoặc 4 loại thuốc, trong đó có 2 loại kháng sinh với thời gian kéo dài khoảng 14 ngày.

Bệnh nhân được dặn dò rất kỹ về việc uống thuốc đúng liều, đúng giờ, đúng toa. Bệnh nhân cũng được tư vấn về các tác dụng phụ có thể xảy ra. Khi có tác dụng phụ, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ thêm.

Quan trọng hơn nữa, bác sĩ còn thông báo về thời điểm bệnh nhân cần quay lại để xét nghiệm, đánh giá kết quả điều trị. Điểm đặc biệt trong điều trị HP là “buông thuốc” nghĩa là bệnh nhân có thể không dùng kháng sinh trong ít nhất 4 tuần, không dùng thuốc kháng axit ít nhất 2 tuần để có kết quả test HP chính xác. Bệnh nhân quay lại thực hiện test quá sớm đôi khi gây ra hiện tượng âm tính giả.

Loại xét nghiệm được sử dụng để đánh giá sau quá trình điều trị diệt trừ HP là test hơi thở. Phương pháp này khá nhẹ nhàng cho bệnh nhân, đồng thời đảm bảo được độ tin cậy của kết quả.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X