Hotline 24/7
08983-08983

4 tác dụng phụ thường gặp của hóa trị và hướng xử trí

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc 4 tác dụng phụ thường gặp của hóa trị và hướng xử trí phù hợp với từng tình trạng.

1. Dị ứng - phản vệ

- Là tác dụng cấp tính sau khi truyền hóa chất hoặc các thuốc sinh học nói chung.

- Biểu hiện nhẹ như nổi ban, ngứa; cho đến nặng như khó thở, chóng mặt, ngất, tụt huyết áp, thậm chí là tử vong (nếu không được xử lý kịp thời).

- Hướng xử trí dị ứng - phản vệ: 

+ Luôn tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế khi truyền hóa chất.

+ Cần báo ngay cho bác sĩ điều trị biết khi có các biểu hiện trên, để có xử trí phù hợp.

+ Có thể tạm ngừng truyền thuốc và/hoặc xử dụng thêm các thuốc kiểm soát triệu chứng dị ứng và các tình huống nặng nhất là dùng Adrenaline để chống phản vệ.

+ Nếu triệu chứng nặng, cần xem xét giảm liều hoặc đổi sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

2. Độc tính thần kinh

- Là tác dụng phụ thường gặp của hóa trị.

- Biểu hiện từ tê nhẹ, đến dị cảm, đau nhức vùng tay và chân. Có thể xảy ra sau đợt hóa trị đầu tiên hay sau nhiều đợt hóa trị.

- Hướng xử trí độc tính thần kinh:

+ Cần báo ngay cho bác sĩ điều trị biết khi có các biểu hiện trên, để có xử trí phù hợp.

+ Nếu triệu chứng nặng, cần xem xét giảm liều hoặc tạm hoãn hóa trị.

3. Buồn nôn và nôn

- Xảy ra sau khi truyền hóa chất hoặc nhiều giờ - ngày về sau.

- Hướng xử trí buồn nôn và nôn:

+ Sử dụng thuốc chống nôn trước và sau mỗi đợt hóa trị

+ Uống đủ nước

+ Ăn uống với lượng nhỏ mỗi lần

+ Báo ngay cho bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện, đặc biệt làm giảm lượng thức ăn hằng ngày.

Xem thêm: Hóa trị giúp ích gì cho người bệnh ung thư? Làm sao để giảm tác dụng phụ?

4. Xuất huyết

- Xảy ra sau khi hoá trị (đặc biệt là Carboplatin).

- Biểu hiện: Chảy máu nướu răng, vết bầm da, đi cầu ra máu, đi tiểu ra máu.

- Hướng xử trí xuất huyết:

+ Cần theo dõi sát và báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng xuất huyết nào kể trên.

+ Tránh vận động mạnh sau hóa trị.

+ Bác sĩ cân nhắc theo dõi đơn thuần hoặc cần truyền thêm tiểu cầu (tùy vào tình huống cụ thể).

(Nguồn: Bệnh viện Ung bướu TPHCM)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X