1.500 người tham dự hội nghị khoa học cập nhật về bệnh nhiễm SARS-CoV-2
Hội nghị khoa học năm 2020 do Hội Y học TPHCM đã tổ chức đã thu hút sự tham dự của hơn 1.500 hội viên (gồm 500 người tham dự trực tiếp và 1.000 người theo dõi trực tuyến) với 6 bài báo cáo đến từ các chuyên gia đầu ngành, tập trung vào những vấn đề liên quan đến SARS-CoV-2, từ vấn đề an toàn trong bệnh viện, đến khai thác chuyên sâu về tình trạng tổn thương phổi, rối loạn đông máu do COVID-19...
Sáng ngày 7/11/2020, Hội Y học TPHCM đã tổ chức chương trình hội nghị khoa học thường năm 2020 với chủ đề đặc biệt, thời sự "Cập nhật về bệnh nhiễm SARS-CoV-2"
Người tham dự tuân thủ quy tắc an toàn, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt trước khi bắt đầu hội thảo
Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dung - Chủ tịch Hội Y học TPHCM chia sẻ, COVID-19 thực sự khiến cả thế giới điêu đứng. Ngành Y tế TPHCM cũng như cả nước đã và đang đối mặt với những thách thức chưa từng có trong những thập niên gần đây. Hiện, dịch bệnh vẫn diễn tiến phức tạp, vì thế theo PGS Ngọc Dung hội nghị năm 2020, Hội Y học TPHCM đã tập trung vào những vấn đề liên quan đến COVID-19 với 6 bài báo cáo đến từ các chuyên gia đầu ngành.
Hội nghị không chỉ thu hút gần 500 người đăng ký tham dự trực tiếp mà còn có hơn 1.000 người theo dõi trực tuyến trên khắp mọi miền đất nước
PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM mở đầu hội nghị với chủ đề “Từ bệnh viện dã chiến đến bệnh viện an toàn trong phòng chống dịch COVID-19 tại TPHCM” mang đến nhiều thông tin thú vị ít ai biết trong quá trình xây dựng bệnh viện dã chiến tại TPHCM. Trong đó, có cả phòng mổ, hồi sức, đặc biệt là xây dựng 10 phòng cách ly áp lực âm được trang bị đầy đủ các thiết bị hồi sức bệnh nặng (máy thở, monitor…). Các thiết bị X-quang, siêu âm di động của Bệnh viện quận Thủ Đức cũng được điều động đến phục vụ người bệnh tại Bệnh viện dã chiến.
"Đặc biệt, để thu hẹp khoảng cách ngôn ngữ giữa bác sĩ và các bệnh nhân đến từ đa quốc gia, bệnh viện dã chiến còn trang bị thông tin liên lạc bằng máy phiên dịch, tiết kiệm nhân lực và chi phí. Đồng thời, để bảo vệ nhân viên y tế, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện, chỉ trong 20 ngày robot khử khuẩn cũng được ra mắt, kịp thời phục vụ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19…" - PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng nói.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình