Hotline 24/7
08983-08983

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại tại cơ sở tu tập: Bộ Y tế yêu cầu tổng rà soát các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Ngày 12/4/2025, trước làn sóng phẫn nộ của dư luận về vụ việc 7 trẻ em bị xâm hại tình dục tại một cơ sở tu tập ở Lâm Đồng, Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra toàn diện các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em - đặc biệt là các cơ sở mang yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo.

Văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức ký nêu rõ, những ngày qua, báo chí liên tục phản ánh vụ việc Nguyễn Đắt Vũ (sinh năm 1987, pháp danh Thích Vạn Chánh, trú tại TP Đà Lạt) nhiều lần xâm hại tình dục 7 chú tiểu từ 9 đến 16 tuổi tại cơ sở Thập Thiện, nơi các em được gia đình gửi gắm để tu hành. Vũ hiện đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi “hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Thập Thiện là cơ sở tư nhân, không phải "chùa" hay cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được công nhận

Bộ Y tế nhấn mạnh, đây là một vụ việc nghiêm trọng, cho thấy lỗ hổng trong công tác quản lý các cơ sở chăm sóc trẻ em - đặc biệt là những cơ sở hoạt động dưới hình thức tín ngưỡng, tôn giáo. Để đảm bảo quyền và sự an toàn của trẻ em, Bộ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt việc thanh tra, kiểm tra toàn bộ các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn. Mục tiêu là phát hiện, xử lý kịp thời các cơ sở không đăng ký, tự phát, không được cấp phép hoặc không đảm bảo điều kiện chăm sóc trẻ theo quy định pháp luật.

Cùng với đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, gia đình và chính quyền cơ sở về phòng, chống xâm hại trẻ em; tuyên truyền tổng đài bảo vệ trẻ em 111, khuyến khích người dân mạnh dạn tố cáo hành vi vi phạm; đồng thời, kịp thời can thiệp, hỗ trợ tâm lý và pháp lý cho trẻ bị xâm hại.

Bộ đặc biệt lưu ý các địa phương cần nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo, nghị quyết và quy định liên quan, trong đó có Chỉ thị năm 2023 của Bộ Chính trị và Nghị quyết ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tăng cường hiệu quả phòng, chống xâm hại trẻ em.

Theo yêu cầu từ Bộ Y tế, kết quả thanh - kiểm tra và báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện phải được gửi về Bộ trước ngày 15/5/2025.

Xâm hại trẻ em không chỉ để lại nỗi đau thể chất mà còn gây tổn thương sâu sắc về tinh thần. Sự chung tay của toàn xã hội là yếu tố then chốt để chấm dứt tình trạng này. Nếu bạn phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bạo hành, đừng im lặng - hãy gọi ngay Tổng đài 111 để được hỗ trợ kịp thời.

Tổng đài 111 do Cục Trẻ em thuộc Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, là đường dây khẩn cấp hoạt động 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần, có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu.

Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em. Tổng đài không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X