Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao uống thuốc điều trị giun lươn vẫn còn ngứa?

Câu hỏi

Tôi bị nhiễm giun lươn, uống thuốc rồi vẫn còn ngứa. Xin BS tư vấn.

Trả lời
Chào BS, Tôi bị nhiễm giun lươn, uống thuốc rồi vẫn còn ngứa. Xin BS tư vấn.

Triệu chứng ngứa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng ngứa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bệnh giun lươn là do nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis (2 - 2,5 x 30 - 50 mm). Các triệu chứng chính của bệnh là do sự ký sinh của giun trưởng thành, chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng, hoặc do ấu trùng di trú qua phổi và các tổ chức dưới da. Có tới 30% số người nhiễm bệnh không có triệu chứng. Thời gian từ khi ấu trùng dạng sợi xâm nhập qua da cho đến khi ấu trùng xuất hiện trong phân là 3 - 4 tuần.

Một hội chứng cấp đôi khi được nhận biết, khi các triệu chứng ngoài da, thường ở chân, được nối tiếp bằng các triệu chứng phổi và sau đó là các triệu chứng đường ruột. Tuy nhiên, bệnh nhân thường có các biểu hiện mạn tính (kéo dài hoặc tái phát từng đợt) tồn tại hàng năm hoặc suốt đời. Do giun lươn có thể sinh sản trong cơ thể người, điều trị cần được tiếp tục cho đến khi giun bị loại trừ hết.

Hiện tại bạn nói bạn uống thuốc rồi mà tôi không rõ thuốc gì, lộ trình điều trị ra sao, có chắc chắn là điều trị hết giun lươn chưa, do đó bạn cần phải tái khám lại tại BS điều trị cho bạn, tốt nhất là BS chuyên khoa Nhiễm để được kiểm tra và điều chỉnh thuốc thích hợp. Ngoài ra, có trường hợp điều trị nhiễm giun đúng phác đồ rồi thì vẫn có một số trường hợp sau điều trị nhiễm giun lại ngứa hơn là do khi giun bị “tiêu diệt” thì cũng “phóng thích vào máu một số chất” gây tăng mức độ dị ứng, nhưng tình trạng này sẽ giảm dần.

Mặt khác, ngoài nhiễm giun sán thì còn có các yếu tố gây dị ứng khác thường gặp có thể kèm theo là thay đổi môi trường sống quá khác biệt (còn gọi là trái nước trái gió), ăn hải sản, cá biển, thịt bò, rệp giường chiếu, chăn ga gối nệm quần áo không sạch, khô cứng còn cặn bột giặt, rượu bia, chàm tiếp xúc... Trong trường hợp này thì khi hết liệu trình điều trị giun sán thì nên ngưng thuốc trị giun, mà chỉ trị ngứa đơn thuần mà thôi, vì uống thuốc trị giun kéo dài không có lợi mà có hại cho gan, thận. Song song đó, xem lại các yếu tố gây dị ứng khác kể trên xem có không để xử trí luôn.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Giun lươn là loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm). Giun lươn sống ở ruột non, tồn tại rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh, trong khi đó việc điều trị còn nhiều hạn chế.

Điều trị theo nguyên tắc ưu tiên nguyên nhân gây bệnh, kết hợp điều trị viêm da, giảm ngứa.

- Điều trị thuốc đặc hiệu.

- Điều trị triệu chứng, giảm đau, kháng viêm, kháng Histamin.

- Tất cả các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm giun lươn lan tỏa (Disseminated Strongyloidiasis) đều cần phải được điều trị tại tuyến chuyên khoa.

Việc điều trị giun lươn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tái nhiễm cao do thiếu quan tâm của các thầy thuốc lâm sàng. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên lưu ý các vấn đề sau đây để hạn chế sự nhiễm bệnh, tái nhiễm và lây lan trong cộng đồng:

- Vệ sinh môi trường: Quản lý tốt phân, nước, rác.

- Vệ sinh cá nhân, không phóng uế bừa bãi.

- Áp dụng các biện pháp phòng hộ trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Những người thường hay tiếp xúc với đất nên mang găng tay, đi giày dép, đi ủng.

- Nên chủ động khám, xét nghiệm định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.

- Nâng cao sức đề kháng cơ thể, ăn nhiều rau, trái cây tươi, luyện tập thể thao hàng ngày để bảo vệ và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tránh tình trạng suy giảm miễn dịch làm bùng phát bệnh giun lươn lan tỏa.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X