Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao đau gân cơ khi dạng chân sau 6 tháng gãy xương đùi?

Câu hỏi

Em chào các bác sĩ ạ, Em là nam 28 tuổi, bị tai nạn giao thông vào hơn 6 tháng trước, gãy kín 1/3 thân xương đùi gần cổ xương đùi, đã phẫu thuật nẹp vít. Hiện tại em đã đi lại được nhưng vẫn còn sượng sượng. Nhưng mỗi khi em nằm mà dạng háng bên chân phải thì nó có hiện tượng đau cơ và gân. Em có đi khám và chụp hình 2 lần nhưng bác sĩ bảo bình thường. Em muốn hỏi bác sĩ nguyên nhân tại sao em bị như vậy, vì đi khám bác sĩ không giải thích cho em hiểu ạ. Không biết sau này em có bị tật không? Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Xương đùi cũng như các xương khác trong cơ thể khi bị gãy sẽ lành lại bằng chính mô xương. Thời gian trung bình để xương lành chắc, có thể chịu được trọng lượng cơ thể trung bình từ 3-6 tháng tùy vào cơ địa và quá trình tập vật lý trị liệu.

Nếu được phẫu thuật gắn nẹp, bạn có thể tập vận động và đi lại sớm hơn bình thường, điều này không có nghĩa là xương sẽ lành sớm hơn, vì dụng cụ cố định cũng là một nguyên nhân khiến cho mô mềm xung quanh dễ bị tổn thương trong phẫu thuật. Cố định bằng dụng cụ chỉ giúp cho bạn tập luyện sớm, phòng ngừa biến chứng do bất động kéo dài.

Các bài tập vật lý trị liệu trong quá trình liền xương rất quan trọng, giúp phục hồi sức mạnh cơ bắp, vận động khớp và tính linh hoạt của chân. Nếu quá trình trước đó bạn không tích cực tập luyện, bất động nhiều, thì bên cạnh chậm lành xương, chậm phục hồi chức năng vùng xương gãy, còn có nguy cơ teo cơ, cứng khớp, trong đó có khớp háng, điều này dẫn tới tình trạng đau nhẹ khi vận động trở lại.

Nếu được, bạn nên tham gia vào một chương trình phục hồi chức năng do bác sĩ chuyên khoa chỉ định để hoạt động xương khớp mau chóng trở về ổn định sớm hơn bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Tập phục hồi chức năng sau gãy cổ xương đùi rất quan trọng giúp tăng tuần hoàn máu, giãn cơ, giảm đau, đề phòng nguy cơ do nằm lâu, teo cơ cứng khớp.

- Nên tập sớm nhất có thể, vì để càng lâu thì khả năng teo cơ cứng khớp cao hạn chế khả năng phục hồi như bình thường.
- Tập đều đặn tăng dần theo sức chịu đựng và bài tập phù hợp với giai đoạn của bệnh. Tập đúng theo hướng dẫn, đề phòng tai biến khi tập không đúng cách
- Tập chung vào tập vận động tăng cường sức cơ và tăng tầm vận động của khớp.
- Không nên đắp hay bôi các loại cao lá không rõ nguồn gốc.
- Không bắt chéo chân phẫu thuật sang bên chân lành.
- Không ngồi thấp, háng gấp quá 90 độ.
- Không xoay chân phẫu thuật vào trong.
- Không gập đùi vào bụng hoặc gập lưng xuống quá nhiều làm cho góc đùi và thân người nhỏ hơn 90 độ.
- Không ngồi trên những chiếc ghế không có tay vịn, vì như thế người bệnh rất khó khăn khi đứng dậy.
- Khi đi vệ sinh: không nên ngồi trên bồn cầu thấp mà phải ngồi trên bồn cầu cao để đùi không gấp quá 90 độ.
- Không nên cúi người quá thấp để nhặt vật dụng sinh hoạt hay để đi tất.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X