Hotline 24/7
08983-08983

Trước khi tiêm vắc-xin HPV cần phải làm những xét nghiệm gì?

Con năm nay 23 tuổi, chưa có gia đình và chưa quan hệ tình dục. Sắp tới, con có dự định tiêm vắc-xin HPV để ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Mong bác sĩ tư vấn giúp con trước khi tiêm ngừa vắc-xin này con phải thực hiện những xét nghiệm gì trước đó? Con cám ơn các bác sĩ!

Chào em!

Hiện nay rất nhiều bác sĩ khuyên các cô gái trẻ đi tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Bản chất của mũi tiêm này là vaccin phòng ngùa một số chủng HPV gây ung thư cổ tử cung cao. Vì vậy nếu như em có ý định tiêm phòng HPV thì đây là một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe của em.

Việc tiêm phòng vaccin HPV thường được khuyến cáo là nên dùng cho những cô gái chưa có quan hệ tình dục. Bởi những cô gái ấy thông thường sẽ không có virut HPV trong  người và việc tiêm phòng HPV chỉ có tác dụng khi cơ thể của người tiêm vốn sẵn không có virut trong cơ thể. Chính vì vậy nếu như em chưa có quan hệ tình dục thì có nghĩa là em không cần làm xét nghiệm gì trước khi tiêm phòng cả. Việc làm xét nghiệm trước khi tiêm chỉ áp dụng cho những người đã có quan hệ tình dục để xác định trong người có có HPV hay không mà thôi.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Vắc-xin HPV: cách hiệu quả phòng ngừa ung thư cổ tử cung

>> Vắc xin HPV vẫn là cách hiệu quả ngừa ung thư cổ tử cung

Tiêm phòng Vắc xin HPV là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất các bệnh do virus này gây ra. Việc phòng ngừa bệnh có ý nghĩa to lớn trong việc ngăn chặn việc các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư tiến triển thành ung thư cổ tử cung.

Vắc xin HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do Human Papillomavirus (HPV) gây ra.

Hiện nay có 2 loại vắc xin HPV được sử dụng tại Việt Nam: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Hai loại vắc xin này có một số điểm khác nhau cơ bản về số lượng chủng virus HPV có thể phòng ngừa, đối tượng tiêm, lịch tiêm cũng như tác dụng phòng ngừa.

Một số lưu ý về vắc xin HPV

- Không cần xét nghiệm trước khi tiêm vắc xin HPV. Nữ giới nằm trong độ tuổi 9 – 26, không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin, không mắc các bệnh cấp tính... sẽ đủ điều kiện tiêm vắc xin này.

- Vắc xin HPV có chứa 1 loại protein của vi khuẩn, không có khả năng gây nhiễm bệnh và không có khả năng gây ung thư.

- Cần lưu ý, tiêm phòng vắc xin HPV không thể phòng bệnh hoàn toàn 100%, và bất kỳ loại tiêm chủng nào cũng vậy. Việc tiêm phòng HPV không mang ý nghĩa thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung thường quy. Những phụ nữ sau khi đã thực hiện tiêm phòng được khuyến khích làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung trong mỗi 3 năm 1 lần.

- Bên cạnh đó, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không được tiêm vắc xin HPV. Trong trường hợp khi bạn tiêm 1 hoặc 2 liều vắc-xin rồi mới phát hiện mình có thai, lúc này nên tạm dừng các liều tiếp theo cho đến khi sinh.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X