Hotline 24/7
08983-08983

Thai nhi 33 tuần nặng 2085gram có bình thường không?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Năm nay tôi 25 tuổi mang thai lần đầu. Khi thăm khám ở tuần 33 thì em bé nặng 2085gram. Cân nặng thai nhi như vậy có bình thường không ạ? Và sao cứ 1 tháng đi siêu âm ngày dự sinh lại tụt xuống khoảng 5 ngày. Bà bầu tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ trong từng giai đoạn thai kỳ, thưa bác sĩ?

Trả lời
Cân nặng thai nhi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Cân nặng thai nhi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Duyên thân mến,

Em bé 33 tuần nặng 2085gram là hợp lý. Ngày dự sinh chỉ tính một lần duy nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong những tháng cuối của thai kỳ, em bé sẽ phát triển rất thay đổi nên ngày dự sinh sẽ không được tính vào thời điểm này.

Nếu bé tăng cân nhiều, lớn nhiều so với tuổi thai, thì ngày dự sinh sẽ sớm hơn. Ngược lại, nếu bé nhỏ, nhẹ cân, thì ngày dự sinh có thể trễ hơn.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:


Bảng chiều dài và cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi được đo theo những cách đo khác nhau không? Cách đo cụ thể theo từng giai đoạn của tuổi thai như sau:

- Từ 8 - 19 tuần, bé được đo từ đầu đến mông: Lúc này, chân của bé bị uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo chính xác cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được này gọi là chiều dài đầu mông.
- Từ tuần 20 - 42, chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.
- Từ tuần thứ 32, cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa, những đường nét cuối cùng của bé được hoàn thành.

Cân nặng thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên, đây là các yếu tố quan trọng nhất có thể tác động trực tiếp đến sự phát triển của bé:

- Yếu tố di truyền.
- Sức khỏe của bà bầu.
- Vóc dáng, thể tạng mẹ bầu.
- Mức tăng cân trong thai kỳ
- Thông thường con thứ thường lớn hơn con đầu. Song nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, con thứ cũng có thể bị nhẹ cân.
- Số lượng bào thai: Nếu bạn mang song thai, đa thai, cân nặng của từng bé thấp hơn so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn là bình thường.

Khi mang thai, sức khỏe của mẹ và bé được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, vì nỗi lo bé phát triển không khỏe mạnh nên các gia đình, bà mẹ thường có xu hướng bồi bổ quá mức khiến mẹ tăng cân không kiểm soát. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi trong quá trình sinh và sự phát triển của trẻ sau này.

Ngoài ra, trong thai kỳ, một số mẹ bầu thường có cảm giác chán ăn, ốm nghén, cơ thể không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng bào thai.

Việc theo dõi cân nặng thai nhi là cực kì quan trọng giúp mẹ an tâm, thấu hiểu được sự phát triển của con đồng thời có một chế độ ăn uống, tập luyện trong cả thai kỳ hợp lí, vừa giúp thai nhi khỏe mạnh, phát triển trí não và thể chất tốt hơn vừa giúp sức khỏe mẹ ổn định, tránh các biến chứng nguy hiểm trong quá trình sinh nở.

Thai phụ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để thai nhi phát triển khỏe mạnh đồng thời giúp việc sinh bé dễ dàng hơn. Ngoài việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, nếu không có bất thường gì phải hạn chế vận động, bạn hãy vận động 30 phút/ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Trong suốt thai kỳ, bạn chỉ nên tăng khoảng từ 10 - 12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 - 20 kg.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng của bạn chỉ nên tăng tối đa không quá 1,5 - 2kg. Song nếu bác sĩ cảnh báo rằng bạn đang thiếu cân, bạn phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg.

Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 - 28, mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 0,5kg, nhưng nếu thừa cân bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0,2 - 0,3 kg/tuần mà thôi.


BS.CK1 Quách Văn
Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quốc tế City


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X