Hotline 24/7
08983-08983

Tất tần tật những điều cần biết về bán máu

Câu hỏi

Em nhóm máu O và muốn bán máu thì giá bao nhiêu?

Trả lời

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn thân mến,

Bán máu ở đâu? Địa chỉ nào mua máu? Bán máu được chi trả bao nhiều? Mất CMND có được bán máu?... là những câu hỏi AloBacsi nhận được nhiều nhất trong thời gian qua. Nhân câu hỏi của bạn, chúng tôi xin gửi một số thông tin đến bạn đọc để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Hiện nay ở các bệnh viện Huyết học Truyền máu có 2 hình thức hiến máu là hiến máu tự nguyện và hiến máu nhận tiền bồi dưỡng.

Ai có thể tham gia hiến máu?

- Tất cả mọi người từ 18 - 60 tuổi.

- Cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.

- Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.

- Thời gian giữa 2 lần hiến máu là 12 tuần đối với cả Nam và Nữ.

- Có giấy tờ tùy thân.

Ai là người không nên hiến máu?

- Người đã nhiễm hoặc đã thực hiện hành vi có nguy cơ nhiễm HIV.

- Người đã nhiễm viêm gan B, viêm gan C, và các vius lây qua đường truyền máu.

- Người có các bệnh mãn tính: tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày…

Máu của tôi sẽ được làm những xét nghiệm gì?

- Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu (hệ ABO, hệ Rh), HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai, sốt rét.

- Bạn sẽ được thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn (miễn phí) khi phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.

Tại sao khi tham gia hiến máu lại cần phải có giấy CMND?

Mỗi đơn vị máu đều phải có hồ sơ, trong đó có các thông tin về người hiến máu. Theo quy định,  đây là một thủ tục cần thiết trong quy trình hiến máu để đảm bảo tính xác thực thông tin về người hiến máu.

Người cho máu lấy tiền được chi trả thế nào?

Theo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 05/2017/TT-BYT ngày 14/4/2017 của bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn chính thức được áp dụng.

Theo quy định này, mức chi bình quân tối đa đối với ăn uống tại chỗ cho người hiến máu (cả người hiến máu tình nguyện không lấy tiền và người hiến máu lấy tiền): 30.000 đồng/người/lần hiến máu.

Cùng đó, thông tư sửa đổi cũng quy định số tiền chi trực tiếp cho người hiến máu toàn phần, cụ thể: một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng; một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng; một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.

Số tiền chi trực tiếp cho người hiến gạn tách các thành phần máu là 400.000 đồng với một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml; 600.000 đồng cho một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml; và 700.000 đồng cho một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml.

Với người hiến máu tình nguyện không lấy tiền có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu là 100.000 đồng đối với một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng; 150.000 đồng cho một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng; và 180.000 đồng cho một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.

Cùng đó người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu tương đương từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng, tuỳ thể tích chế phẩm máu. Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.

Bạn đọc có thể liên hệ đến các bệnh viện Truyền máu và Huyết học gần nhất để được tư vấn cụ thể.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X