Hotline 24/7
08983-08983

Rách sụn chêm và rách bán phần dây chằng chéo trước có cần phẫu thuật?

Câu hỏi

Thưa BS, Lúc trước trong một lần đi đá bóng em bị té dẫn đến đau khớp khối nhưng em không đi khám mà vẫn tiếp tục đi đá bóng. Mãi đến hơn 1 tháng sau thì em có đi chụp MRI, kết quả có ghi là bị rách bán phần dây chằng chéo trước, rách sụn chêm ngoài độ 3, rách sụn chêm trong độ 2, BS nói em phải mổ dây chằng. Vậy thưa BS trường hợp của em có cần mổ không ạ? BS có cho em 1 tuần thuốc, khi uống hết thì thấy hết đau nên ba mẹ em không cho đi tái khám. Thưa BS như vậy có được không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Rách sụn chêm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Rách sụn chêm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Điều trị rách sụn chêm dựa vào hình thái, vị trí và kích thước của tổn thương. Rách ở vị trí 1/3 ngoài: do cấp máu tốt nên dễ liền. Nếu rách nhỏ tự liền, rách lớn khâu bảo tồn qua nội soi, dễ liền. Ngược lại, rách ở vị trí 2/3 trong: rất khó liền do cấp máu kém. Đặc biệt rách 1/3 trong không liền. Điều trị thường cắt bỏ phần rách qua nội soi. Điều trị tổn thương sụn chêm, dây chằng khớp gối còn dựa vào các yếu tố như tuổi, mức độ hoạt động của bệnh nhân.

Ở tuổi của em nếu chấn thương gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, tập thể thao thì nên phẫu thuật. Em nên tái khám vì dù hết đau nhưng lỏng khớp có thể gây ra biến chứng lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt về sau em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

Rách sụn chêm là một trong những thương tích phổ biến nhất ở đầu gối. Khi bạn di chuyển hoặc xoay đầu gối mạnh, đặc biệt là khi toàn bộ trọng lượng đặt lên đầu gối, có thể dẫn tới rách sụn chêm.

Mỗi đầu gối có hai miếng sụn chêm, giống như đệm giữa xương sống và xương chậu. Rách sụn chêm gây đau, sưng và cứng khớp. Bạn cũng cảm thấy có khối chuyển động trong đầu gối và gặp khó khăn khi co giãn đầu gối.

Phương pháp điều trị bảo tồn - chẳng hạn như nghỉ ngơi, chườm đá và dùng thuốc - đôi khi đủ để giảm bớt cơn đau do bị rách sụn chêm và giúp chúng hồi phục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, rách sụn chêm cần phải được điều trị.

Các triệu chứng phổ biến của tình trạng rách sụn chêm là:

- Cảm giác đầu gối bị bật ra
- Sưng hoặc cứng khớp
- Đau, đặc biệt khi xoay đầu gối
- Khó duỗi thẳng chân
- Đầu gối cứng, khó khăn khi di chuyển.

Các lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng này như: tránh các hoạt động làm cơn đau đầu gối nặng hơn cho đến khi cơn đau biến mất - đặc biệt cần tránh các môn thể thao liên quan đến xoay đầu gối. Bạn cũng có thể chườm đá và thuốc giảm đau không kê đơn để giảm cơn đau.

Đầu gối được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Các chấn thương đầu gối do tai nạn lao động, giao thông hay thể thao đều có thể gây tổn thương sụn chêm, dây chằng, đầu xương… Các tổn thương này đều có đặc điểm chung là gây đau, sưng, biến dạng khớp và hạn chế khả năng vận động. Do đó bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi bị chấn thương khớp gối để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác vị trí tổn thương nhằm đề ra phương án điều trị thích hợp.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X