Hotline 24/7
08983-08983

Ra máu nhiều ngày sau nạo sinh thiết buồng tử cung, liệu có đáng lo?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Em bị rong kinh 13 ngày (kinh kéo dài) khám phụ khoa ngày 20/11, xét nghiệm máu và nội soi đầu dò, kết quả có dịch ứ lòng tử cung. Bác sĩ cho em thuốc bổ máu và cầm máu, hẹn tái khám 1 tháng sau. Về thì em hết rong nhưng ngày 15/12 em có kinh chu kì mới thì tiếp tục rong. Em quay lại tái khám (vì em chờ theo dõi kinh) bác sĩ khám, thử máu và siêu âm đầu dò lại thì kết quả siêu âm của em là khối echo hỗn hợp lòng tử cung. Em chưa từng ngừa, nạo, hút hay phá thai, em chỉ hay dùng thuốc giảm đau bụng khi hành kinh thôi. Sau đó bác sĩ cho em nạo sinh thiết. Về em không ra máu dính quần hay băng gì cả mà chỉ khi em đi vệ sinh ngồi thì có dịch và máu theo dịch ra (mỗi ngày chỉ 1-2 lần) không dính quần hay gì cả. Hôm nay là ngày thứ 5, sáng em đi tiểu cũng ra ít. Không biết có nguy hiểm không? Em cần quay lại bệnh viện không ạ? Lịch tái khám em là 2 tuần sau. Em cám ơn bác sĩ.

Trả lời
ra máu sau nạo sinh thiết buồng tử cung. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ra máu sau nạo sinh thiết buồng tử cung. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn thân mến,

Trường hợp của bạn là sau nạo sinh thiết buồng tử cung, ra ít huyết là bình thường, không có gì nguy hiểm. Nếu không sốt hay ra huyết nhiều thì chỉ cần nghỉ ngơi, tránh lám việc nặng. Tái khám theo hẹn để được các bác sĩ theo dõi thêm, bạn nhé.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:


Nạo sinh thiết buồng tử cung là một thủ thuật y khoa mà trong đó bác sĩ sẽ lấy mẫu nội mạc tử cung, sau đó quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá bất thường về mô học mẫu nội mạc.

Sinh thiết nội mạc tử cung có thể được thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân của xuất huyết âm đạo bất thường, tăng sản quá mức của niêm mạc tử cung hoặc để kiểm tra xem bệnh nhân có bị ung thư hay không.

Đối với những phụ nữ khó có con, sinh thiết nội mạc tử cung cũng có thể được thực hiện để xem liệu các lớp niêm mạc tử cung có phù hợp để mang thai hay không.

Sinh thiết nội mạc tử cung đôi khi được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm soi tử cung. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ xem xét bên trong tử cung thông qua một ống nhỏ ở lớp niêm mạc của tử cung.

Xét nghiệm này được dùng để xác định nguyên nhân của:

- Kinh nguyệt thất thường (kéo dài hoặc không có chu kỳ);
- Chảy máu sau khi đã mãn kinh;
- Chảy máu khi trị bệnh bằng hormone;
- Niêm mạc tử cung dày được phát hiện khi siêu âm;
- Xét nghiệm Pap bất thường;
- Tầm soát ung thư nội mạc tử cung sau khi tìm được những tế bào nội mạc không điển hình;
- Đánh giá khả năng sinh sản;
- Kiểm tra đáp ứng của liệu pháp hormone;
- Xét nghiệm này thường được thực hiện ở phụ nữ trên 35 tuổi;
- Xét nghiệm này cũng được sử dụng để kiểm tra xem bệnh nhân có bị ung thư nội mạc tử cung hay không.

Sinh thiết nội mạc tử cung thường không được thực hiện trong hoặc sau khi mãn kinh, trừ khi bệnh nhân bị chảy máu âm đạo bất thường.

Sinh thiết nội mạc tử cung có một vài nguy cơ nhất định. Nguy cơ hàng đầu thường là đau, nhưng đau sẽ giảm nhanh một thời gian sau thủ thuật. Những nguy cơ ít phổ biến khác bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, và rất hiếm gặp thủng tử cung.

Sau nạo sinh thiết, bạn có thể cảm thấy đau ở âm đạo trong vòng một hoặc hai ngày. Việc chảy máu âm đạo hoặc xuất tiết trong vòng một tuần sau khi sinh thiết là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh khi bị chảy máu và đừng tập thể dục nặng hoặc nâng vật nặng trong vòng một ngày sau khi làm sinh thiết. Ngoài ra, đừng quan hệ tình dục, sử dụng băng vệ sinh, hoặc thụt rửa cho đến khi dừng chảy máu.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X