Hotline 24/7
08983-08983

Phụ nữ đừng để cuộc sống bị hủy hoại vì thiếu hụt Estrogen

Nội tiết tố nữ (Estrogen) vốn là “bạn đồng hành” của chị em từ lúc thành hình từ trong bụng mẹ đến khi trưởng thành và cao tuổi. Thiếu hụt Estrogen khiến cuộc sống chị em gặp nhiều phiền toái.

Thiếu “bạn đồng hành”

Estrogen là một danh từ chung cho 3 chất là estron, estriol và estradiol. Estrogen do các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra, được gọi là nội tiết tố nữ. Estrogen giúp cơ thể tạo dáng hình mềm mại, giúp giữ nước làm cho da dẻ mềm mỏng và hồng hào. Estrogen còn làm cho cơ thể phát triển những tính chất sinh dục như mọc lông mu, làm cho vú phát triển và săn chắc, dáng thon đẹp.

Ngoài ra, Estrogen làm cho tử cung, âm đạo và bộ phận sinh dục ngoài phát triển. Đồng thời ngăn ngừa loãng xương, chống tiêu xương và mất xương nhưng quan trọng nhất là estrogen ngăn ngừa lão hóa, làm tăng khả năng tình dục, giao hợp dễ dàng…


Thiếu hụt Estrogen không chỉ hủy hoại cuộc sống của chị em phụ nữ mà ảnh hưởng cả những thành viên trong gia đình. Ảnh minh họa
Thiếu hụt Estrogen không chỉ hủy hoại cuộc sống của chị em phụ nữ mà ảnh hưởng cả những thành viên trong gia đình. Ảnh minh họa

Theo GS.BS Nguyễn Đức Vy, thầy thuốc nhân dân, cựu Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam, ở giai đoạn thai kỳ nếu thai nhi là nữ mà thiếu hụt Estrogen sẽ ảnh hưởng nặng nề đến giới tính. Ở giai đoạn trưởng thành, nếu thiếu hụt Estrogen sẽ khiến chị em phụ nữ đối mặt các bệnh lý rối loạn kinh nghiệt, rối loạn vận mạch, rối loạn tâm thần, thay đổi dung diện…

“Đáng lo hơn là những thay đổi về cơ quan sinh sản khi thiếu hụt Estrogen, như buồng trứng, tử cung, cổ tử cung teo nhỏ, các tuyến giảm thiểu, ít chế tiết chất nhầy, dễ viêm nhiễm do tạp khuẩn, đau và dễ bị tổn thương khi sinh hoạt tình dục, giảm khoái cảm và ham muốn tình dục, nhiều trường hợp dẫn đến vô sinh”.

Phụ nữ giai đoạn mãn kinh (45-50 tuổi) và về sau, thiếu hụt Estrogen khiến chất lượng sống của phụ nữ suy giảm nghiêm trọng với nhiều bệnh lý liên quan.

“Dễ thấy nhất là: Ảnh hưởng đến khung xương như giảm đưa canxi vào xương dẫn đến loãng xương, rồi mất xương, lún, xẹp các đốt sống, giảm chiều cao, lưng còng, xương giòn, xốp, dễ gẫy. Thậm chí dễ bị gẫy đầu dưới xương quay, gẫy cổ xương đùi.

Thiếu hụt Estrogen trong giai đoạn này còn khiến phụ nữ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch từ 2-4 lần so với người chưa mãn kinh, tăng huyết áp, tăng bệnh mạch vành, tăng nguy cơ huyết khối. Sau hết là nguy cơ mắc bệnh ung thư (ung thư vú, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung) nếu ở tuổi này mà thiếu hụt Estrogen” - GS.BS Nguyễn Đức Vy cho biết thêm.


GS.BS Nguyễn Đức Vy, thầy thuốc nhân dân, cựu Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam
GS.BS Nguyễn Đức Vy, thầy thuốc nhân dân, cựu Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam

Điều trị estrogen tổng hợp (HRT)

Theo chuyên gia đầu ngành về sản phụ khoa, chị em phụ nữ đừng để cuộc sống bị hủy hoại vì thiếu hụt Estrogen và y học hiện đại đã có thể can thiệp hữu hiệu bằng cách thay thế hoặc bổ sung. Lâu nay y học hiện đại đã sử dụng liệu pháp thay thế bằng hormone sinh dục nữ (Hormone Replacement Therapy-HRT).

Theo đó, bác sỹ chuyên khoa sử dụng hormone estrogen hóa tổng hợp để thay thế lượng estrogen đã suy giảm của cơ thể. Hiệu quả điều trị sẽ đạt được rõ rệt khi bù đắp sự hao hụt các hormone sinh dục nội sinh trong thời kỳ mãn kinh nhờ sử dụng liệu pháp này.

Tuy nhiên, chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, liệu pháp HRT tuy rất có hiệu quả nhờ sử dụng hormone có hiệu lực cao nhưng “là con dao hai lưỡi”.

Theo GS.BS Nguyễn Đức Vy, liệu pháp HRT dùng đúng cho kết quả tốt (với điều kiện phải do bác sỹ sản phụ khoa cho chỉ định dùng và có theo dõi đầy đủ cả lâm sàng và xét nghiệm theo chỉ dẫn của thầy thuốc), nhưng dùng không đúng, theo dõi không tốt dẫn đến nguy hiểm như cao huyết áp, rối loại nội tiết, rối loạn kinh nguyệt và cả ung thư phụ khoa (vú, cơ quan sinh dục nữ).

“Vì vậy, phụ nữ khi áp dụng liệu pháp này cần phải có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sỹ. Tại Việt Nam hiện nay, nhiều chị em phụ nữ vẫn chưa có thói quen thăm khám kiểm tra sức khỏe sản phụ khoa thường xuyên nên liệu pháp chưa có điều kiện áp dụng một cách phổ biến được, vì nếu tự ý sử dụng liệu pháp này sẽ rất nguy hiểm (kể cả việc dùng viên thuốc tránh thai, đều phải được khám sức khỏe, khám phụ khoa trước khi dùng.

Bổ sung estrogen từ thảo dược

Lời khuyên của các chuyên gia rằng, chị em phụ nữ đừng để tình trạng thiếu hụt Estrogen tới mức “hạ sàn” buộc phải điều trị theo liệu pháp HRT, mà nên sớm bổ sung Estrogen theo cách “chậm mà chắc”.

Theo chuyên gia, khoảng 20 năm trở lại đây, khoa học đã nghiên cứu về một giải pháp an toàn hơn để bổ sung Estrogen cho phụ nữ, đó là sử dụng một loại hợp chất gần giống Estrogen nhưng có áp lực thấp hơn, giúp khắc phục được các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố gây nên, gọi là Phytoestrogen (là estrogen thảo dược).

“Nếu như Estradiol vừa có tác dụng bổ sung nội tiết tố nữ, vừa có tác dụng kích thích tại buồng trứng, mô vú thì Phytoestrogen có ái lực với thụ thể Estrogen ít hơn 500-1000 lần nên tác dụng kém trên nội mạc tử cung và vú mà vẫn có nhiều tác dụng thuận lợi trên các triệu chứng của mãn kinh (thành mạch máu, não, thận, xương…).

Vì vậy mà Phytoestrogen giải quyết các triệu chứng mãn kinh hiệu quả mà không gây các nguy cơ quá sản nội mạc tử cung hay nguy cơ ung thư nội tử cung… cũng như không gây cao huyết áp và tim mạch bệnh lý (vì tính ưu việt của thảo dược)”

Theo nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới, Isoflavone là hợp chất có nguồn gốc thực vật, có cấu trúc hóa học tương tự hormon estradiol của người và được tìm thấy nhiều nhất ở đậu nành khi nảy mầm. Kết quả nghiên cứu này khiến Isoflavone trở thành liệp pháp bổ sung Estrogen hiệu quả và an toàn.

Tại Việt Nam, nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng của Estrogen thảo dược Isoflavones cho phụ nữ ngoài 30 tuổi có các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ sử dụng trong 60 ngày, cho kết quả ngoài mong đợi:

- Làm giảm cường độ của bốc hỏa, giảm số cơn bốc hỏa từ 9,6 xuống 3,1 lần/ngày, giảm số lần đổ mồ hôi đêm, nâng cao chất lượng sống cho phụ nữ mãn kinh.

- Cải thiện tình trạng lão hóa da (nám da, sạm da, thâm da, nhăn da), giúp da căng, sáng và mịn hơn, các vết nám thâm mờ dần và hết.

- Cải thiện tình trạng tóc khô, dễ gẫy rụng.

- Cải thiện ham muốn tình dục.

- Cải thiện chuyển hóa lipid, giảm nguy cơ bệnh tim mạch: chống kết tụ tiểu cầu, ngăn chặn sự tiến triển của các mảng vữa xơ, cải thiện tính đàn hồi của động mạch, giảm tổn thương mạch máu, tăng sự phát triển tế bào biểu mô, giảm sự phát triển tế bào cơ trơn, phần lớn các chỉ số chuyển hóa lipid được cải thiện.

- Làm giảm huyết áp tâm trương, giảm cholesterol xấu (tức LDL-cholesterol), giảm trilycerid, tăng HDL (cholesteron tốt), giảm tỷ số LDL/HDL.

- Ngăn ngừa ung thư vú.

- Làm giảm nguy cơ loãng xương nhờ ức chế được hoạt tính của hormone cận giáp và kích thích giải phóng calcitonin, nên có tác dụng hiệp đồng chống tiêu xương nhờ hoạt tính estrogen của thuốc này.

- An toàn, không thích thích mô vú và nội mạc tử cung nên không gây quá sản nội mạc tử cung hay ung thư nội tử cung, ung thư vú. Nghiên cứu của Nahas AP et al. Maturitas 58(2007)249-258 cho thấy không có sự thay đổi về độ dày nội mạc tử cung, hình ảnh chụp vú và độ trưởng thành của âm đạo sau 9 tháng (chưa có tác dụng phụ).


Theo PV - Gia đình và Xã hội

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X