Hotline 24/7
08983-08983

Nối cơ dây thần kinh và mạch máu bao lâu thì phục hồi?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi bị đa chấn thương vùng cẳng và cánh tay do tai nạn lao động, bị máy bóc gỗ cuốn, hiện tại đã phẫu thuật nối cơ dây thần kinh và mạch máu, cố định khung xương ngoại vi, cánh tay mất toàn bộ da mặt trong cánh tay và cẳng tay. Vậy làm thế nào để phục hồi vết thương và nhanh mọc da non được ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

 

Chào bạn,

Các vết thương lớn, tổn thương da diện rộng thường có quá trình chăm sóc lâu dài, phức tạp thì da mới có thể lành như ban đầu. Theo diễn tiến mô tả, trong giai đoạn này bạn chắc vẫn còn nằm viện, do đó việc chăm sóc sẽ do phía bệnh viện theo dõi, rửa vết thương và thay băng hàng ngày.

Nguyên tắc để vết thương mau lành là phải tạo môi trường ẩm vừa phải, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng vết thương, có thể phải sử dụng chất tăng trưởng biểu bì hoặc hút liên tục chân không. Một số vết thương cần có kỹ thuật khâu da đặc biệt hoặc ghép da thì mới lành được. Về ăn uống không có chỉ định kiêng khem đặc biệt, nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng, tránh rượu bia, chất kích thích để vết thương mau lành bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

Sau khi phẫu thuật nối gân tay, người bệnh cần được nghỉ ngơi tránh vận động mạnh để phần phẫu thuật không bị sưng, viêm, giúp giảm đau và việc phục hồi sau này được nhanh chóng, an toàn cho người bệnh.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật nối gân bệnh nhân không nên nằm bất động tại giường bệnh nên kết hợp vận động nhẹ cho cơ thể để tình trạng hồi phục nhanh chóng, mà vẫn đảm bảo phần gân nối ổn định. Đây là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho sự bình phục đứt gân tay sau phẫu thuật mà người bệnh nên áp dụng theo.

Cần tập luyện cho người bệnh các bài tập giúp làm nâng cao chức năng của tay như:

- Sức dẻo: Để đảm bảo đường kim khâu không bị rách dùng nẹp nhựa cố định bàn tay sau đó thực hiện các bài tập gập và duỗi ngón tay nhẹ nhàng dưới sự giúp đỡ của y tá hoặc tự chủ động dùng sức của bản thân.

- Sức mạnh: Không nên thực hiện các động tác mạnh, nên bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng như: bóp quả bóng bọt biển, nặn đất sét thành các hình thù, dần dần tiến lên các bài tập cao hơn bằng dây chun,… và bỏ nẹp ra.

- Độ bền: Kiên trì tập luyện các bài tập với tần suất cao hơn.

- Sự khéo léo: Sau một thời gian dài tập luyện và về cơ bản chức năng tay đã phục hồi bệnh nhân có thể chuyển tiếp sang tập các bài tập rèn luyện sự khéo léo như tự gấp quần áo,…

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X