Những bệnh thường gặp khi xuất hiện triệu chứng khó thở?
Khó thở thường được người bệnh mô tả như cảm giác ngực bị bó chặt, không hít thở được, không có không khí hoặc có người nói như là bị ngạt...
Định nghĩa
Khó thở thường được người bệnh mô tả như cảm giác ngực bị bó chặt, không hít thở được, không có không khí hoặc có người nói như là bị ngạt vậy.
Những người hoàn toàn khoẻ mạnh cũng có thể trải qua cảm giác khó thở trong các trường hợp như vận động thể lực quá mức, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, béo phì hoặc ở độ cao với không khí loãng. Tuy nhiên, ngoài những lí do này ra thì khó thở sẽ thường là một dấu hiệu của một bệnh lý mà chúng ta không nên bỏ qua.
Nếu bạn có những cơn khó thở không thể giải thích được, đặc biệt là nếu nó xuất hiện đột ngột và dữ dội thì hãy đi khám ngay nhé!
Nguyên nhân
Hầu hết các trường hợp bị khó thở là do các nguyên nhân về tim hoặc phổi. Tim và phổi tham gia vào quá trình vận chuyển oxy đến tất cả các mô trong cơ thể và lấy CO2 đi và mọi điều ảnh hưởng đến quá trình này sẽ ảnh hưởng đến việc hít thở bình thường của bạn
Khó thở có thể đến đột ngột trong một số bệnh sau:
- Hen phế quản
- Ngộ độc khí CO2
- Ép tim cấp
- Thoát vị hoành
- Suy tim
- Huyết áp thấp
- Nhồi máu phổi
- Tràn khí màng phổi
- Viêm phổi
- Mất máu cấp tính
- Tắc nghẽn đường thở trên
Một số trường hợp khó thở khác diễn biến từ từ, kéo dài hàng tuần hoặc lâu hơn, có thể do những bệnh sau:
- Hen phế quản
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
- Lao lực, ốm yếu
- Rối loạn chức năng tim mạch
- Bệnh phổi kẽ
- Béo phì
Một số các trường hợp khác làm cơ thể khó hít đủ không khí như:
Các bệnh phổi
- Bệnh bạch hầu (thường ở trẻ em)
- Ung thư phổi
- Viêm màng phổi
- Sarcoidosis
- Lao phổi
Các bệnh tim mạch
- Bệnh cơ tim
- Rối loạn nhịp tim
- Suy tim
- Viêm màng ngoài tim
- Phù phổi
- Tăng áp lực động mạch phổi
Các bệnh lý khác
- Thiếu máu
- Gãy xương sườn
- Nghẹn
- Viêm thanh quản
- Tắc dị vật đường thở
- Rối loạn lo âu
- Hội chứng Guillain-Barre
- Nhược cơ
Khi nào cần khi khám bác sĩ
Khám cấp cứu
Hãy gọi cấp cứu 115 hoặc nhờ ai đó trở ngay đến bệnh viện (nếu như không thể gọi cấp cứu được) nếu như bạn có những cơn khó thở dữ dội, đột ngột và ảnh hưởng đến hoạt động của mình. Nếu khó thở kèm theo đau ngực, buồn nôn, choáng, ngất, đó có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu phổi, hãy gọi cấp cứu 115 ngay lập tức.
Đặt hẹn khám
Hãy gọi điện đến bệnh viện hẹn khám để chủ động được thời gian của mình. Nếu tình trạng khó thở của bạn đi kèm với:
- Phù hoặc sưng bàn chân, mắt cá chân
- Khó thở tăng hơn khi nằm ngửa
- Sốt cao, gai rét và ho
- Khò khè
- Hoặc tình trạng khó thở tăng dần lên
Bạn có thể làm gì trong thời gian chờ khám
Để tránh cho tình trạng khó thở nặng lên, bạn hãy:
Ngừng hút thuốc lá: Khi bạn không sử dụng thuốc lá, bao gồm cả không ngửi khói thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh phổi và ung thư của bạn đã bắt đầu giảm xuống, kể cả khi bạn đã từng hút thuốc nhiều năm. Vậy nên, hãy ngừng hút thuốc ngay hôm nay!
Khó thở thường được người bệnh mô tả như cảm giác ngực bị bó chặt, không hít thở được, không có không khí hoặc có người nói như là bị ngạt vậy.
Những người hoàn toàn khoẻ mạnh cũng có thể trải qua cảm giác khó thở trong các trường hợp như vận động thể lực quá mức, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, béo phì hoặc ở độ cao với không khí loãng. Tuy nhiên, ngoài những lí do này ra thì khó thở sẽ thường là một dấu hiệu của một bệnh lý mà chúng ta không nên bỏ qua.
Nếu bạn có những cơn khó thở không thể giải thích được, đặc biệt là nếu nó xuất hiện đột ngột và dữ dội thì hãy đi khám ngay nhé!
Nguyên nhân
Hầu hết các trường hợp bị khó thở là do các nguyên nhân về tim hoặc phổi. Tim và phổi tham gia vào quá trình vận chuyển oxy đến tất cả các mô trong cơ thể và lấy CO2 đi và mọi điều ảnh hưởng đến quá trình này sẽ ảnh hưởng đến việc hít thở bình thường của bạn
Khó thở có thể đến đột ngột trong một số bệnh sau:
- Hen phế quản
- Ngộ độc khí CO2
- Ép tim cấp
- Thoát vị hoành
- Suy tim
- Huyết áp thấp
- Nhồi máu phổi
- Tràn khí màng phổi
- Viêm phổi
- Mất máu cấp tính
- Tắc nghẽn đường thở trên
Một số trường hợp khó thở khác diễn biến từ từ, kéo dài hàng tuần hoặc lâu hơn, có thể do những bệnh sau:
- Hen phế quản
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
- Lao lực, ốm yếu
- Rối loạn chức năng tim mạch
- Bệnh phổi kẽ
- Béo phì
Một số các trường hợp khác làm cơ thể khó hít đủ không khí như:
Các bệnh phổi
- Bệnh bạch hầu (thường ở trẻ em)
- Ung thư phổi
- Viêm màng phổi
- Sarcoidosis
- Lao phổi
Các bệnh tim mạch
- Bệnh cơ tim
- Rối loạn nhịp tim
- Suy tim
- Viêm màng ngoài tim
- Phù phổi
- Tăng áp lực động mạch phổi
Các bệnh lý khác
- Thiếu máu
- Gãy xương sườn
- Nghẹn
- Viêm thanh quản
- Tắc dị vật đường thở
- Rối loạn lo âu
- Hội chứng Guillain-Barre
- Nhược cơ
Khi nào cần khi khám bác sĩ
Khám cấp cứu
Hãy gọi cấp cứu 115 hoặc nhờ ai đó trở ngay đến bệnh viện (nếu như không thể gọi cấp cứu được) nếu như bạn có những cơn khó thở dữ dội, đột ngột và ảnh hưởng đến hoạt động của mình. Nếu khó thở kèm theo đau ngực, buồn nôn, choáng, ngất, đó có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu phổi, hãy gọi cấp cứu 115 ngay lập tức.
Đặt hẹn khám
Hãy gọi điện đến bệnh viện hẹn khám để chủ động được thời gian của mình. Nếu tình trạng khó thở của bạn đi kèm với:
- Phù hoặc sưng bàn chân, mắt cá chân
- Khó thở tăng hơn khi nằm ngửa
- Sốt cao, gai rét và ho
- Khò khè
- Hoặc tình trạng khó thở tăng dần lên
Bạn có thể làm gì trong thời gian chờ khám
Để tránh cho tình trạng khó thở nặng lên, bạn hãy:
Ngừng hút thuốc lá: Khi bạn không sử dụng thuốc lá, bao gồm cả không ngửi khói thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh phổi và ung thư của bạn đã bắt đầu giảm xuống, kể cả khi bạn đã từng hút thuốc nhiều năm. Vậy nên, hãy ngừng hút thuốc ngay hôm nay!
Tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm: hãy tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng hoặc làm nặng thêm tình trạng khó thở của bạn như bụi, phấn hoa, sơn, khói thải…
Giảm cân nếu bạn thừa cân, béo phì.
Tránh các nơi ở độ cao quá 1.500 mét so với mực nước biển.
Có một kế hoạch hành động: hãy bàn với bác sĩ xem bạn cần làm gì nếu như tình trạng khó thở nặng lên.
Hãy chăm sóc cơ thể thật tốt. Hãy đối xử với bản thân mình như đối xử với một người bạn thân nhất, hãy chăm lo, quan tâm ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ cũng như tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Nếu còn mắc các bệnh nào khác, hãy đi khám để nhận được sự tư vấn phòng bệnh và điều trị từ bác sĩ.
Xin cảm ơn các bạn đã đọc và chúc các bạn có một trái tim khoẻ!
* Bài viết được soạn bởi các bác sĩ của BV Tim Hà Nội.
Theo BV Tim Hà Nội
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình